Họa sĩ Nguyễn Hải Nghiêm và những hồi ức cổ thành Quảng Trị

Cập nhật: 19/05/2022

(VOV5) -Ký ức về những người bạn sinh viên trở thành những người lính ra trận, dấn thân hy sinh vì tự do của Tổ quốc đã ám ảnh mãi mãi trong tác phẩm của Nguyễn Hải Nghiêm.

Nghe âm thanh bài viết tại đây qua giọng đọc PTV Mạnh Cường:
Họa sĩ cựu chiến binh Nguyễn Hải Nghiêm là một gương mặt hội họa rất quen thuộc trong giới hội họa, nhất là văn nghệ sỹ quân đội, với những ký họa chiến tranh chống Mỹ thời kỳ những năm 1970 và những tác phẩm mang nặng ký ức chiến tranh hay thể hiện người lính thời bình, "với một cách nhìn sắc sảo nhân hậu và lãng mạn, nhưng cũng đầy phức tạp và giằng xé nội tâm".
Họa sĩ Nguyễn Hải Nghiêm và những hồi ức cổ thành Quảng Trị - ảnh 1Họa sĩ Nguyễn Hải Nghiêm trong bộ phim tài liệu Lửa từ Thành cổ, đạo diễn của Điện ảnh Quân đội

Trước khi nhập ngũ chàng trai quê gốc ven đô thành phố Bắc Ninh Nguyễn Hải Nghiêm đang là sinh viên năm thứ hai trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Những năm tháng ấy, cuộc kháng chiến chống Mỹ đang rất khốc liệt. Sinh viên của các trường đại học Hà Nội nhập ngũ vào tháng 6 năm 1971 hội ấy phần lớn trở thành những người lính của Quân đoàn 2, đặc biệt là sư đoàn 325 lừng danh. Những người lính sinh viên của sư đoàn 325 nhiều người đã vĩnh viễn không trở về.

Nguyễn Hải Nghiêm là bộ đội thuộc Trung đoàn 101 sư đoàn 325. Ông nhớ lại. "Mùng 6 tháng 9 năm 1971, hảng đoàn sinh viên các trường ở Hà Nội nhập ngũ ra trận. Nhưng bối cảnh cuộc chiến lúc đó đã rất dữ dội ởQuảng Trị, nhất là vùng phía Nam sông Thạch Hãn. Hàng đoàn sinh viên rời ghế nhà trường sau huấn luyện 4,5 tháng và lên tàu ra trận. Nhưng vào Quảng Bình thì bắt đầu đi bộ. Chúng tôi đã hưởng những trận B 52 đầu tiên ở bắc Vĩ tuyến 17. Các đoàn cứ đêm đi ngày trú trongrừng, sau đóxuống đồng bằng Quảng Trị và phân về tất cả các đơn vị của sư đoàn 325 chiến đấu tại Quảng Trị. Các sư đoàn 304, 308trước đây khi giải phóng Quảng Trị từ Đông Hà trở ra thì họ đã rút ra, sư đoàn 325vào thế chân và chốt giữ ở thành cổ, trong đó cócác lớp sinh viên chúng tôi. Suốt ngày B52 quần thảo thả bom xuống thành cổ cũng như nhữngvùng quân ra quân vào của ta ở vĩ tuyến 17. Chúng tôi được phân về các đơn vị chiến đấu. Bản thân tôi làm lính trinh sát của sư đoàn 325, trung đoàn 101thì cũng ra vào Thành cổ thường xuyên và sau đó cả những vùng giải phóng từ Cửa Việt đến Thiệu Phong...bước chân của những người lính chúng tôi cũng tham chiếnởđó."
Ôm súng trinh sát nhưng Nguyễn Hải Nghiêm vẫn không quên mang theo cây cọ vẽ. Trong bom đạn chiến tranh khốc liệt chỉ có ký họa giúp anh lính họa sĩ kịp ghi lại những cảnh vật, con người mình đã gặp, những khoảnh khắc đã từng qua. Ký ức về những người bạn sinh viên trở thành những người lính ra trận, dấn thân hy sinh vì tự do của Tổ quốc đã ám ảnh mãi mãi trong tác phẩm của Nguyễn Hải Nghiêm.
"Bản thân chúng tôi là những người lính rời ghế nhà trường, học hội họa rồi ra trận.Những năm tháng ấy lànhững năm tháng khốc liệt. Sau này những hình ảnh ấy cứ ám ảnh lại trong những người lính. Tất cả những người lính đã tham chiến ở mặt trận Quảng Trị - từ nhữngtrường Bách Khoa, trường Y,trường Mỹ thuật, tất cả các trường khác học ở Hà Nội đều tham chiến lúc đó. Cuộc chiến dữ dội mà tất cả những người lính của chúng ta đã dấn thân vào. Tuổi trẻ, tuổi 20 đã hy sinh ở đấy cũng rất lớn. Nên từ đó, những hình ảnh xúc động đó - những người lính cùng chôn cất các đồng đội... -sau đó trở thành những ám ảnh. Cho đến rất nhiều năm sau vẫn còn những tình cảm nhớ thương bạn của tuổi 20, khi trở lại vùng sông nước của đồng bằng Thiệu Phong,Quảng Trị. Vùng ấy có sự khắc nghiệt của gió Lào, củacồn cát, khắc nghiệt của đời sống mà dân di tản đã để lại, của cả mảnh đất những người lính đã chiến đấu rấtácliệt." - Họa sĩ Nguyễn Hải Nghiêm bui ngùi nhớ lại.
Họa sĩ Nguyễn Hải Nghiêm và những hồi ức cổ thành Quảng Trị - ảnh 2Đường vào ATK - Tranh Nguyễn Hải Nghiêm/Văn Cao Gallery

Năm 1972 trong sự kiện bảo vệ Thành cổ trong 81 ngày đêm,Nguyễn Hải Nghiêm là lính trinh sát, Không trực tiếp chiến đấu trong Thành cổ nhưng ở vị trí của mình, ông không thể nào quên những khốc liệt của những năm tháng đó

Ông kể: "Năm 1972 cuộc chiến ở Quảng Trị bắt đầu. Nhưng từtrước đấy,từ tháng 5 bắt đầu những cuộc phản kích của ta trên đường 9 Nam Lào, từ Cam Lộ xuống giải phóng Đông Hà, sau đó giải phóng Quảng Trị. Địch bắt đầu mở những cuộc tái chiếm Thành cổ. Lúc đó các đơn vị của quân Giải phóng, cụ thể là những đơn vị như chúng tôi - đã rời ghế nhà trường để vào chiến đấu tại Quảng Trị. Những năm tháng năm 1970 cực kỳ khốc liệt ấy, mỗi lần quân ra quân vào, bơi qua sông Thạch Hãn, là B52 rải thảm, pháokích từ biển vào. Pháo từ những căn cứ của quân địch nã vào một bến sông - saunày chúng ta gọi là bến vượt Nhan Biều - ởđấy có những đơn vị mỗimột đợt cứ buổi tối đến lại một trung đội, có đợt gầnmột đại đội, có khi chỉ một số người vượt sông. Ở đấysự hy sinh rất lớn.

Khi địch tái chiếm thành cổ Quảng Trị thì chúng dùng bom B52,dùng máy bay OV10 thả pháo xuống vàsau đó bom tọa độ đánh xuống thành. Rất nhiều đợt tấn công như vậy, một ngày 6-7 đợt B52 rải thảm, cũng như pháo kích. Quanh con đường độc đạo,thì cầu Quảng Trị đã bị gãy, B52cũng rải thảmcắt đường chi viện của quân Giải phóng. Chúng ta hy sinh rất nhiều ở bến sông Nhan Biều, mà sau này rất nhiều những nhà thơ, họa sĩ mô tả con đường đưa quân bổ sung cho thành - con đường gian khổ, con đườnghy sinh mà sau nàyngười lính gọi là những nấm mồ ớ dướidòng sông ThạchHãn. Bây giờ chúng ta vẫn còn những dư âm về nó mặc dù sau 50 năm rồi."

Từ những ngày đầu ra trận, ký họa chia sẻ những tâm tình của ông theo con đường chiến dịch bộ đội tiến vào giải phóng miền Nam, tới những ngày tháng 4 năm 1975, người lính họa sĩ Nguyễn Hải Nghiêm đã có những ký họa về bộ đội chiếm lĩnh thành trì cuối cùng của chế độ cũ. Nhưng hình ảnh những người đồng đội, những người dân cần lao chất pháp trong những ngày tháng khốc liệt nhất ở Quảng Trị luôn trở về trong những sáng tác sau này của Nguyễn Hải Nghiêm: "Những ngày tháng khốc liệt đa số sống trong hầm, đa số ở những khu vực, dù phía ngoài nhà dân di tản thì vẫn phải đào hầm, ở tronghầm chứ không bao giờ ngủ trên nhà. Tình cảm với những người dân còn lại trong vùng giải phóng Quảng Trị,những căn hầm dã chiến ở những vùng địa đầu.., tất cả những hình ảnh ấy đã trở thành một sự ám ảnh".

Những ký ức đó theo suốt cuộc đời hội họa của Nguyễn HảiNghiêm. Ông cứ khiêm nhường lặng lẽ vẽ và vẽ. Những bức tranh chia sẻ nỗi nhớ, sự trân trọng với những người đồng đội đã ngã xuống. Hầu hết những sáng tác của ông là những ký ức chiến tranh và những khắc họa đời sống của người chiến sĩ trong thời bình. Phục vụ nhiều năm điện ảnh quân đội đến khi nghỉ chế độ, họa sĩ Nguyễn Hải Nghiêm mới triển lãm tranh đầu tiên dù ông tham gia nhiều triển lãm tranh cùng các họa sĩ khác. Báo chí đã nhận xét về những tác phẩm của ông. "Những ký họa chiến tranh năm 1975 của họa sĩ Hải Nghiêmthấy rõ sự bộn bề của chất liệu hiện thực cuộc sống. Mà cuộc sống ở đây là cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt giữa ta và địch. Sự cứng cỏi của nét vẽ cùng cách bố cục đã tiềm ẩn một Nguyễn Hải Nghiêm sắc sảo trong cách nhìn ,nhân hậu và lãng mạn nhưng cũng đầy phức tạp và giằng xé nội tâm. Những ký họa của ông cùng nhiều ký họa về chiến tranh của các họa sĩ khác đã trở thành những tài sản vô giá mà người lính - họa sỹ thậm chí đã đổ máu của mình trên các chiến trường mới có được"

Từ khóa:

Thể loại: Âm nhạc - Điện ảnh

Tác giả:

Nguồn tin: VOV5

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập