Vào thế thời Heian (thế kỉ thứ VIII), hoa cúc chỉ được trồng trong cung đình và trong nhà của giới quý tộc. Do đó, loài hoa này không chỉ được xem là quốc hoa của Nhật Bản mà còn là biểu tượng cho uy quyền của Hoàng gia.
Hoàng gia Nhật thường tổ chức một bữa yến tiệc thịnh soạn chỉ để thưởng ngoạn hoa cúc nở rực rỡ vào đúng ngày Hội hoa cúc (Choyo).
Hoa cúc là biểu tượng cho sự đầy đặn, phúc hậu, bản chất tốt đẹp và trường thọ.
Hằng năm, vào khoảng tháng 10, tháng 11, có không ít những lễ hội triển lãm hoa cúc được tổ chức.
Điển hình là lễ hội “Búp bê hoa cúc” được tổ chức tại Fukushima, Lễ hội Hoa cúc tại ngôi đền Inari Kasama, tỉnh Ibaraki, Lễ hội Hoa cúc tại đền Meiji, Tokyo…
Hoa cúc được người Nhật gọi là hoa Cát Tường, biểu thị cho sự trường thọ, thanh xuân bất tử, cũng được sử dụng làm dược thảo chữa bệnh.
Hoa cúc từ xa xưa được gọi với cái tên rất đẳng cấp là loài hoa Hoàng gia. Do đó, hoa cúc không được trồng phổ biến như ngày nay mà chỉ được trồng trong Hoàng cung hay các đền, chùa...
... Những người dân thường khi đó sẽ không được phép trồng hoa cúc.
Tại lễ hội, hàng trăm loài hoa cúc được thể hiện như những tác phẩm nghệ thuật độc đáo khi là hình búp bê, chim phượng, tứ quý, bạch hạc…
Hoa cúc xuất hiện khắp nơi từ họa tiết trên áo kimono, cuốn hộ chiếu hay thậm chí trở thành cảm hứng trong những cuốn menu ẩm thực.
Hằng năm, tại đất nước mặt trời mọc, có rất nhiều những lễ hội trưng bày, triển lãm hoa cúc diễn ra.
Hình ảnh bông hoa cúc vẽ cách điệu với 16 cánh bằng nhau chính là Quốc huy của Nhật Bản.