Ho vào ban đêm là triệu chứng của bệnh gì?
Cập nhật: 21/11/2023
Loại quả nhỏ bé nhưng lại “siêu bổ dưỡng”, không khí lạnh tràn về càng nên ăn
Loại quả Việt đi đâu cũng thấy, ăn vào buổi sáng lại bổ dưỡng không ngờ
VOV.VN - Nguyên nhân gây ho vào ban ngày thường là do viêm nhiễm, dị ứng, không khí ô nhiễm hoặc chất kích ứng đường hô hấp. Trong khi đó, ho vào ban đêm thì phức tạp và khó xác định nguyên nhân hơn.
Ho ban đêm sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khoẻ tổng thể. Do đó, để điều trị hiệu quả thì điều đầu tiên cần làm là phải xác định nguyên nhân gây ho. Các nguyên nhân này thường gồm:
Trào ngược
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là một nguyên nhân khác khiến người bệnh ho vào ban đêm. Tuy nhiên, nhiều người bệnh không biết mình mắc tình trạng này. Cơn ho sẽ thường xuất hiện khi nằm xuống, đặc biệt là nằm ngửa. Vì ở tư thế này, axit trong dạ dày dễ đi ngược lên thực quản. Một lượng nhỏ dịch axit sẽ đi vào khí quản, gây kích ứng và ho.
Nếu nghi ngờ rằng mình bị ho vào ban đêm là do trào ngược dạ dày thực quản gây ra thì hãy đến bác sĩ kiểm tra. Các phương pháp như điều chỉnh lối sống, thay đổi chế độ ăn và uống thuốc có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và giảm ho.
Trong trường hợp ho do trào ngược dạ dày, tức là trào ngược acid gây kích thích cổ họng, phản xạ tương tự: Đứng lên hoặc ngồi xuống. Trong trường hợp này, giải pháp duy nhất là uống một loại thuốc chống lại acid dạ dày và kê cao đầu khi nằm. Nếu các cơn ho không thuyên giảm, có thể sử dụng các loại siro ho uống.
Hen suyễn
Hen suyễn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong ngày. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp xảy ra chủ yếu vào ban đêm, thường kèm theo triệu chứng như ho nghiêm trọng, thở khò khè và khó thở khi ngủ.
Điều này là do vào ban đêm, chức năng phổi có xu hướng giảm đi và khiến các triệu chứng hen suyễn như ho thêm nặng. Không những vậy, tư thế nằm ngửa khi ngủ cũng tác động tiêu cực đến luồng không khí lưu thông vào phổi, làm cản trở khả năng thở và gây ho.
Tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc chẹn beta có thể gây ho vào ban đêm. Nếu nghi ngờ cơn ho là do tác dụng phụ của thuốc thì người bệnh nên trao đổi ngay với bác sĩ.
Lời khuyên: Nếu các cơn ho xảy ra vào ban đêm, bạn phải thức dậy và uống một thức uống nóng thì nên dùng trà thảo mộc hoặc sữa nóng. Các thức uống này sẽ làm dịu vùng phế quản. Chúng ta cũng có thể uống nóng trong ngày thành từng ngụm nhỏ. Nóng không có nghĩa là nóng bỏng, hãy cẩn thận với nhiệt độ quá cao.
Từ khóa: ho vào ban đêm, ho vào ban đêm, ho đêm, triệu chứng ho đêm, ho đêm là triệu chứng bệnh gì, chữa ho đêm
Thể loại: Y tế
Tác giả: thiên bình/vov.vn (biên dịch)
Nguồn tin: VOVVN