“Hiến kế” để kinh tế miền Trung “cất cánh“
Cập nhật: 25/09/2019
Giá nho Trung Quốc rẻ không tưởng ở chợ đầu mối
Hàng trăm nhà đầu tư khốn khó khi dự án Cam Ranh Citygate “bị treo” nhiều năm
VOV.VN - Để kinh tế "cất cánh", miền Trung cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng quy hoạch, tăng cường liên kết, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lợi thế vùng...
Phát biểu tại Hội nghị phát triểnkinh tếmiền Trung diễn ra tại Bình Định sáng nay (20/8) dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc,Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) Nguyễn Chí Dũng đã nêu bật các thành tựu kinh tế, chỉ ra những tồn tại hạn chế trong phát triển kinh tế miền Trung, đồng thời đưa ra một loạt giải pháp để kinh tế miền Trung "cất cánh".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị phát triển kinh tế miền Trung tại Bình Định ngày 20/8. (Trong ảnh: Thủ tướng tới thăm gian hàng trưng bày sản phẩm trong khuôn khổ Hội nghị. Ảnh: VGP) |
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, miền Trung là địa bàn đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đóng vai trò chiến lược trong việc thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2045.
Miền Trung đã thu được nhiều kết quả quan trọng sau hơn 30 năm đổi mới, đặc biệt là trong giai đoạn 2016-2018 và Quý II năm 2019, tình hình kinh tế - xã hội của vùng đã có những bước phát triển đáng kể. Kinh tế khởi sắc, phát triển khá đồng đều trong cả 14 tỉnh của vùng, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân toàn vùng đạt khoảng 7,62%/năm , cao hơn so với bình quân chung cả nước, ông Dũng đánh giá.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, công nghiệp và giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Khu vực công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt khoảng 10,36%/năm (cao hơn mức bình quân cả nước). Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển và đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Miền Trung đang nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh và bền vững. (Ảnh minh họa) |
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ KHĐT cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại hạn chế trong phát triển kinh tế miền Trung như: Quy mô kinh tế vùng còn khiêm tốn, động lực tăng trưởng của vùng còn yếu; Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung chưa thể hiện được vai trò là hạt nhân tăng trưởng, đầu tầu dẫn dắt kinh tế vùng; Thu ngân sách chưa bền vững; Hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, nội vùng còn yếu và thiếu...
Từ đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất 9 giải pháp để giúp tạo xung lực cho kinh tế miền Trung phát triển nhanh và bền vững:
1. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Quy hoạch Vùng, quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch, trong đó lấy biển và vùng ven biển làm trung tâm.
2. Tăng cường liên kết vùng và các tỉnh miền Trung với Tây Nguyên, hợp tác cùng phát triển. Tập trung xây dựng các đô thị ven biển có điều kiện và lợi thế làm hạt nhân lan tỏa thúc đẩy phát triển và trở thành các trung tâm kinh tế của từng tiểu vùng.
3. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lợi thế vùng gắn với Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
4. Phát triển kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, tập trung đầu tư hạ tầng giao thông kết nối liên vùng và nội vùng, đồng bộ, mạng lưới giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị...
5. Tiếp tục kiện toàn bộ máy vùng, trao đủ thực quyền ra quyết định cho Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
6. Tăng cường hợp tác khoa học, công nghệ, chuyển giao công nghệ.
7. Sớm xây dựng, hoàn thiện và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu chung về các tỉnh, thành phố thuộc vùng miền Trung, các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội, tiến độ các công trình trọng điểm, dự án lớn...
8. Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, bảo vệ môi trường.
9. Kết hợp chặt chẽ việc phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, đảm bảo công tác phòng thủ tuyến biên giới trên đất liền và trên biển.
Triển lãm thành tựu kinh- tế xã hội 14 tỉnh, thành miền Trung
Từ khóa: kinh tế miền Trung, xây dựng quy hoạch, liên kết vùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoi nghi kinh te mien trung
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN