
Giá lương thực, xăng dầu leo thang đã kéo CPI quý 1 tăng 1,92%
Cập nhật: 29/03/2022
Khởi công dự án Jeil Logistics tại Hải Phòng
Bộ Tài chính công khai một số bộ, ngành chậm tiến độ kiểm kê tài sản công
VOV.VN - Tính chung quý 1/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%.
Tổng cục Thống kê cho biết, giá xăng dầu, giá gas tăng theo giá nhiên liệu thế giới; giá nhà ở thuê tăng trở lại sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát; giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và giá xăng dầu là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2022 tăng 0,7% so với tháng trước, tăng 1,91% so với tháng 12/2021 và tăng 2,41% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung quý I/2022, CPI tăng 1,92% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 0,81%.
Báo cáo vừa công bố của Tổng cục Thống kê sáng nay (29/3) cho thấy, lạm phát cơ bản tháng 3/2022 tăng 0,29% so với tháng trước, tăng 1,09% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý I/2022, lạm phát cơ bản bình quân tăng 0,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 1,92%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực, xăng, dầu và gas tăng.
Tổng cục Thống kê cũng cho hay, giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Chỉ số giá vàng tháng 3/2022 tăng 4,51% so với tháng trước; tăng 9,36% so với cùng kỳ năm trước; bình quân quý I năm 2022, chỉ số giá vàng trong nước tăng 3,52%.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3/2022 tăng 0,64% so với tháng trước; giảm 0,43% so với cùng kỳ năm trước; bình quân quý I năm 2022, chỉ số giá đô la Mỹ trong nước giảm 0,67%./.
Từ khóa: CPI quý 1, lạm phát quý 1, CPI tháng 3, tin mới lạm phát, tin mới CPI, báo cáo Tổng cục Thống kê quý 1
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN