F-35 lần đầu thả bom lượn thông minh JSOW
Cập nhật: 25/06/2020
Hải quân Ấn Độ biên chế 3 tàu chiến hiện đại
Vũ khí giúp Ukraine hạ gục loạt xe bọc thép hạng nặng của Nga
VOV.VN - Quân đội Mỹ đang có kế hoạch thực hiện thêm nhiều vụ thả bom tương tự đối với F-35 trong năm 2016.
Theo Sputnik, trong nỗ lực đa dạng hóa năng lực tác chiến, F-35 Lightning II đã tiến hành thử nghiệm lần đầu tiên đối với loại bom dẫn đường bằng vệ tinh JSOW.
Một chiếc máy bayF-35. (Ảnh: Sputnik)
Lockheed Martin F-35 đã nhiều lần thất bại trong các cuộc thử nghiệm nhưng theo thông báo của Lầu Năm Góc, hôm 23/3, máy bay F-35 đã lần đầu tiên thả một quả bom AGM-154 JSOW nặng 1.000 pound (khoảng 450kg) trong bài tập huấn luyện ở bang Maryland.
Thông báo báo chí của Hải quân Mỹ cho biết: “Trong hoạt động bay huấn luyện, F-35 đã thả thành công một quả bom không đối đất nặng 450kg từ khoang vũ khí trong lúc vẫn duy trì trạng thái tàng hình”.
Hình ảnh quả bom tách khỏi máy bay cũng đã được đăng tải. Không có thông tin gì về mục tiêu quả bom hướng đến, tuy nhiên, quân đội Mỹ đang có kế hoạch thực hiện thêm nhiều vụ thả bom tương tự trong năm 2016.
AGM-154 JSOW là loại bom lượn thông minh. Nó sử dụng các cánh ổn định và cánh ngang để bay lượn sau khi rời bệ phóng máy bay. AGM-154 JSOW có thể đạt cự ly lượn 28km ở chế độ bay thấp và lên đến 74km ở chế độ bay cao, biến thể JCOW C-1 nâng cấp có thể đạt tầm bắn lên đến 130km ở chế độ bay cao.
Với khả năng tấn công mục tiêu trong phạm vi khoảng 130km, bom JSOW C-1 Raytheon được mô tả như một loại vũ khí linh hoạt có thể tấn công các mục tiêu di động trên biển hay các mục tiêu tĩnh trên mặt đất.
Với chi phí vượt qua mức 1.000 tỷ USD, chương trình phát triển F-35 là chương trình phát triển vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử. Mặc dù có chi phí tốn kém như vậy nhưng chiếc máy bay này đã phải đối mặt với một số vấn đề liên quan đến lỗ hổng tấn công mạng, các vấn đề kỹ thuật với hệ thống phản lực…
Tạp chíFiscal Timesthậm chí đã gọi F-35 của Mỹ là “chiếc máy bay mang đến những rắc rối trong tương lai cho Lầu Năm Góc”. Ngay cả khi giai đoạn thử nghiệm vẫn đang diễn ra, các nhà thầu quốc phòng của Mỹ vẫn nhận được số tiền 100 triệu USD/chiếc F-35 dù “Bộ Quốc phòng Mỹ chưa thể chắc chắn chiếc máy bay này có hoạt động như mong đợi hay không”.
Các cuộc thử nghiệm trước đó cũng cho thấy, trong các trận không chiến giả định F-35 không thể hiện được ưu thế vượt trội so với F-16 – loại máy bay “già cỗi” mà F-35 được kỳ vọng là phiên bản thay thế.
Trong một bài viết trên trang War on the Rocks hồi tháng trước, Đại tá Mike Pietrucha bày tỏ nghi ngại rằng, F-35 sẽ khó có thể đứng vững trước hệ thống phòng không của Nga và Trung Quốc.
Ông Pietrucha nhận định: “Công nghệ của chúng ta đã bị các hệ thống phòng không của Trung Quốc và Nga bỏ xa bởi chúng ta không còn tập trung vào công nghệ đã từng mang lại cho chúng ta lợi thế quyết định từ 25 năm trước”.
"Chúng ta xây dựng lực lượng máy bay chiến đấu với những tính năng không phù hợp và không hề xem xét lại việc này cho đến khi năng lực của Không quân Mỹ bị hoài nghi", ông Pietrucha cho biết thêm./.
Từ khóa:
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN