EVFTA giúp hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường quy mô 18.000 tỷ USD
Cập nhật: 12/02/2020
Hướng dẫn việc điều chỉnh thiết kế dải phân cách giữa các dự án đường bộ cao tốc
Thành lập Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất
VOV.VN - Hàng hóa chủ lực của Việt Nam sẽ có thể vào thị trường EU dễ dàng hơn khi ngay trong năm đầu tiên khi EU sẽ giảm 85% dòng thuế.
Chia sẻ với báo chí chiều nay (12/2), ngay sau khi Nghị viện châu Âu (EP) phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA), Bộ trưởng Bộ Công Thương - Trần Tuấn Anh cho biết, đây là một kết quả tích cực là dấu mốc quan trọng giữa hai Bên.
Đặc biệt, đây là điểm nhấn trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và EU hướng tới toàn cầu hóa dựa trên hệ thống thương mại đa phương. Điều này càng có ý nghĩa trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch đang ngày càng gia tăng ở một số quốc gia.
“Trong bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, việc đàm phán, ký kết và phêchuẩn Hiệp định EVFTA thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của cả hai bên trong việc thúc đẩy quan hệ song phương, góp phần đưa quan hệ giữa Việt Nam và EU phát triển sâu rộng và thực chất hơn”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá.
Bộ trưởng Bộ Công Thương - ông Trần Tuấn Anh |
Đặc biệt, trong bối cảnh các mặt hàng của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn về thị trường xuất khẩu như nông sản, da giày, dệt may… do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc EP phê chuẩn EVFTA và EVIPA sẽ là “cú hích” lớn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, đây sẽ là cơ hội vô cùng quan trọng để hàng hóa Việt Nam có thể tiếp cận thị trường rất lớn với quy mô18.000 tỷ USD. Hàng hóa chủ lực của Việt Nam sẽ có thể vào thị trường EU dễ dàng hơn khi ngay trong năm đầu tiên, EU sẽ giảm 85% dòng thuế với hàng hóa Việt Nam và 99% dòng thuế cũng được miễn giảm sau 7 năm Hiệp định có hiệu lực.
Nói về lộ trình để EVFTA chính thức có hiệu lực, người đứng đầu Bộ Công Thương cho biết, theo quy định, Hiệp định EVFTA sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ hai, sau ngày các Bên đã thông báo cho nhau về việc hoàn thành các thủ tục pháp lý tương ứng để Hiệp định này có hiệu lực.
Tuy nhiên, Hiệp định sẽ cần phải được Quốc hội thông qua (dự kiến vào kỳ họp tháng 5/2020) để chính thức có hiệu lực. Nếu được Quốc hội phê chuẩn, dự kiến trong tháng 7/2020, Hiệp định EVFTA sẽ chính thức có hiệu lực.
Đánh giá về EVFTA, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, đây là FTA thế hệ mới có chất lượng cao, thể hiện ở tính toàn diện của Hiệp định, trải rộng trong tất cả các lĩnh vực truyền thống và phi truyền thống, kể cả những lĩnh vực rất mới như mua sắm Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công, sở hữu trí tuệ...
Mức cam kết trongEVFTAcó thể coi là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam đạt được trong các FTA đã được ký kết cho tới nay. Điều này càng có ý nghĩa khi hiện nay, mới chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Do đó, EVFTA thực thi sẽ đưa Việt Nam lên một tầm cao mới, xứng đáng là đối tác chiến lược của EU. Với EVFTA, xuất khẩu, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.
Cũng theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, khi Việt Namđang tiếp tục bước vào các giai đoạn hội nhập sâu rộng, sẽ tiếp tục thực thi nhiều cam kết có chiều sâu với mức độ cao hơn trước.Cùng với các cơ hội thì việc thực thi các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới cũng đặt ra không ít thách thức cho doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam như sức ép cạnh tranh, xu hướng bảohộ sản xuất trong nước của các nước nhập khẩu, các quy định về phòng vệ thương mại…
Để tận dụng tốt được các cơ hội mang lại từ quá trình hội nhập này, Bộ Công Thương đã và đang tham mưu với Chính phủ và chủ động cùng các Bộ ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp tập trung triển khai các nhóm giải pháp.
Điển hình như tiếp tục rà soátvà sửa đổi hệ thống pháp luật để thực thi cam kết trong các FTA, đặc biệt là các FTA thế hệ mới vừa được ký kết hoặc/và thực thi là CPTPP vàEVFTA. Bên cạnh đó, để hiện thực hóa thành công các cơ hội cũng như vượt qua được thách thức, sức ép mà các FTA mang lại thì vấn đề cấp bách đặt ra là phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
“Doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi tư duy kinh doanh thích nghi với bối cảnh mới, tích cực tìm hiểu, nắm bắt thông tin và linh hoạt trong việc tiếp cận, tận dụng cơ hội. Song song với đó, việc đầu tư xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao rất quan trọng, là yếu tố không thể thiếu được. Chỉ khi doanh nghiệp đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu, đáp ứng các tiêu chí xuất xứ theo cam kết thì những ưu đãi thuế quan mới phát huy được hiệu quả thúc đẩy xuất khẩu, góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất nước”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói./.
Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp địnhEVFTAsẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định.
Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 15,28% vào năm 2020; 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.
Về mặt vĩ mô,EVFTAgóp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18-3,25% (năm 2019-2023); 4,57-5,30% (năm 2024-2028) và 7,07-7,72% (năm 2029-2033).
Từ khóa: hiệp định evfta, phê chuẩn evfta, evfta có hiệu lực, cắt giảm thuế vào EU, fta thế hệ mới
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN