Đổi mới cách họp dân cho sát thực tế cuộc sống
Cập nhật: 23/07/2020
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng” tại Kiên Giang
Quân đội Việt Nam - Ấn Độ trao đổi, củng cố kiến thức, kỹ năng tại VINBAX-2024
VOV.VN - Vai trò, trách nhiệm của người dân tham gia bàn bạc, giải quyết các vấn đề ở địa phương chưa cao, tỷ lệ người dân tham gia sinh hoạt còn thấp.
Đây là một trong những vấn đề được nêu ra tại “Hội nghị đánh giá kết quả kiểm tra và trao đổi kinh nghiệm về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở Cụm 6 tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung (từ Đà Nẵng đến Phú Yên) tổ chức chiều nay (23/7) tại tỉnh Quảng Nam. Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí Thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương chủ trì hội nghị.
Hội nghị đánh giá kết quả kiểm tra và trao đổi kinh nghiệm về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở Cụm 6 tỉnh, thành phố duyên hải miền Trung. |
Một trong những hạn chế hiện nay trong thực hiện quy chế dân chủ cơ sở là một số địa phương chưa sâu sát cơ sở, chưa nắm chắc tình hình, thiếu tính dự báo, còn bị động khi xử lý các điểm nóng. Hiện nay, việc thực hiện quy chế dân chủ tại xã phường, thị trấn còn nhiều khó khăn. Người dân tham sinh hoạt còn ít, mặc dù đã công khai thông tin nhưng dân không đi họp. Người dân ở vùng khó khăn, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tham gia hội họp rất ít.
Ông Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định cho rằng, cần thay đổi phương thức họp dân, tiếp dân: “Nói họp dân mà dân không đi là cuộc họp thông thường, nên phải chọn nội dung họp triển khai trong dân. Hạn chế bớt đi những cuộc họp chung chung vô bổ như: tăng cường, đẩy mạnh, phát huy… Họp dân là bàn những cái gì sát sườn với lợi ích của dân, khó nhất là hài hòa lợi ích”.
Ông Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định cho rằng cần thay đổi phương thức họp dân, tiếp dân. |
Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương cho rằng, cách thức họp dân, qui trình lấy ý kiến của người dân phải mềm dẻo đừng quá cứng nhắc; Cần đổi mới cách thức vận động tuyên truyền, họp dân để người dân thấy gần gũi, thoải mái bày tỏ chính kiến của mình; Cấp ủy, chính quyền địa phương nên tăng cường đối thoại với dân để tạo sự đồng thuận.
Bà Trương Thị Mai lưu ý, thực hiện quy chế dân chủ không thể tách rời công tác xây dựng Đảng: “Tôi xin đề nghị chúng ta nhận thức lại vấn đề này, nhận thức lại để thay đổi hoàn toàn không khí dân chủ ở trong cơ quan, đơn vị. Quy trình đừng có cứng quá, làm mất đi tính mềm dẻo, mất đi sinh động cuộc sống. Quan trọng nhất là thực thi pháp luật, công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ luôn luôn gắn liền với quá trình thực hiện. Tạo niềm tin cho nhân dân, người dân được phát huy dân chủ, tham gia ý kiến, vì khi tham gia người ta muốn được lắng nghe"./.
Từ khóa: họp dân, họp tổ dân phố, họp khu dân cư, trương thị mai
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN