Để giá thịt lợn không còn “nhảy múa”, các DN cần có sự phối hợp
Cập nhật: 30/03/2020
Muốn phát triển, Lâm Đồng cần tháo gỡ quy hoạch treo
44 cơ sở giấy bức tử môi trường ở Bắc Ninh xin tạm dừng hoạt động
VOV.VN - Các doanh nghiệp đề xuất nhiều giải pháp nhằm đưa giá thịt lợn hạ nhiệt, bình ổn thị trường, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Tại cuộc họp với các doanh nghiệp chăn nuôi lớn về bình ổn giá thịt lợn do Bộ NN&PTNT chủ trì ngày 30/3, các doanh nghiệp đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm đưa giá thịt lợn hạ nhiệt, bình ổn thị trường, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Đại diện Tập đoàn Masan kiến nghị Bộ NN&PTNT có định hướng để các doanh nghiệp chăn nuôi lớn có thể ngồi lại với nhau, phối hợp trong toàn chuỗi cung ứng từ chăn nuôi đến phân phối, giảm chi phí tại các khâu trung gian, giúp giá thịt lợn hạ nhiệt. Nếu không phối hợp cùng nhau thì không doanh nghiệp đơn lẻ nào có thể tác động đến giá thịt lợn do quy luật cung - cầu của thị trường. Đây là giải pháp lâu dài giúp người tiêu dùng tiếp cận với nguồn đạm động vật chất lượng, khi các khâu kiểm dịch, đánh giá chất lượng được kiểm soát chặt chẽ.
Các doanh nghiệp cần phối hợp để giá thịt lợn không còn “nhảy múa”. |
Qua đợt dịch tả lợn châu Phi bùng phát, vấn đề tái đàn rất chậm, gặp rất nhiều khó khăn do nông dân lo sợ dịch bệnh bùng phát trở lại. Theo Masan, về lâu dài, Chính phủ, Bộ NN&PTNT cần cơ chế quy hoạch một vùng để các doanh nghiệp chung tay đầu tư, gây giống, phát triển đàn lợn ở Việt Nam, nhất là giống lợn quý, tốt. Đây là chìa khóa phát triển bền vững đối với ngành chăn nuôi.
Đồng thời, để kìm giá thịt lợn, cần định hướng để người tiêu dùng sử dụng các nguồn đạm động vật khác như từ gà, cá thay thế, cũng như thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khác.
Giảm các khâu trung gian, đẩy chi phí lưu thông
Sau Tết Canh Tý, giá lợn hơi trên thị trường vẫn neo ở mức giá hơn 80.000 đồng/kg, sau đó giảm dần. Trung tuần tháng 2, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã đồng hành với Bộ NN&PTNT cam kết bán giá lợn hơi dưới 75.000/kg nhằm hỗ trợ ngành chăn nuôi, bình ổn thị trường. Cùng với sức mua trên thị trường giảm, giá lợn hơi hạ xuống bình quân 70.000 đồng/kg. Nhưng chỉ trong hai ngày cuối tháng 2 và 3 ngày đầu tháng 3 đã tăng vọt, nhất là ở khu vực miền Bắc.
Việc giá lợn hơi tăng, được nhiều chuyên gia lý giải, một phần do nhu cầu của thị trường tăng và nguồn cung giảm. Việc các doanh nghiệp lớn giảm giá lợn hơi cũng không bình ổn được thị trường, thứ nhất do số lượng lợn xuất chuồng không đủ lớn để điều tiết giá, thứ hai việc giảm giá này còn tạo ra tình trạng đầu cơ, gây bất ổn thị trường.
Đơn cử, giá lợn hơi của C.P.Việt Nam hiện bán ra 75.000 đồng/kg, lợn đực 73.000 đồng/kg, nhưng thương lái mua ra khỏi cổng trang trại đã bán lại với giá 85.000 đồng/kg, lãi tới 10.000 đồng/kg.
Trước tình trạng này, cần nhanh chóng có những giải pháp nhằm giải tỏa được nạn đầu cơ mà chỉ thương lái có lợi, trong khi thị trường lại tăng thêm sự bất ổn.
Masan MEATLife - một công ty con của Tập đoàn Masan là doanh nghiệp chăn nuôi đầu tiên tại Việt Nam hoàn thiện chuỗi cung ứng 3F khép kín từ sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại nuôi lợn, nhà máy chế biến và sản phẩm thịt mát MEATDeli đạt tiêu chuẩn châu Âu.
Cần nhanh chóng có những giải pháp nhằm giải tỏa được nạn đầu cơ mà chỉ thương lái có lợi. |
Mới đây nhất, Masan Group sở hữu thêm hệ thống phân phối rộng khắp là chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam VinMart & VinMart+. Tuy nhiên, sản lượng lợn tại trại chăn nuôi lợn của Masan MEATLife không đủ cung ứng cho nhà máy chế biến và nhu cầu thị trường. Đơn vị này cũng phải thu mua lợn hơi đủ chất lượng của các đơn vị khác, và cũng liên tục chịu ảnh hưởng bởi giá lợn hơi lên xuống thất thường, hiện tại đang ở mức rất cao.
Ngay như trong tuần qua, nhu cầu mua sản phẩm thịt mát MEATDeli của người tiêu dùng tăng gấp 4-5 lần nhưng Masan chỉ có thể đáp ứng được ¼.
Theo Masan, việc các doanh nghiệp lớn như Masan, CP, Dabaco, De Heus, Japfa ngồi lại với nhau, phối hợp trong một chuỗi cung ứng khép kín sẽ giảm được tối đa các khâu trung gian, giúp giá thịt lợn hạ nhiệt. Đồng thời, về lâu dài, người tiêu dùng sẽ được tiếp cận với nguồn đạm động vật chất lượng, đáp ứng đủ 3 tuyến kiểm dịch chặt chẽ. Masan thông qua Masan MEATLife và Hệ thống Vinmart sẵn sàng hợp tác với các đối tác để phối hợp và đáp ứng tốt nhất nguồn đạm động vật chất lượng cao cho người tiêu dùng.
Thịt lợn là mặt hàng quan trọng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, văn hóa tiêu dùng thực phẩm của người Việt Nam, trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nguồn cung chưa bảo đảm thì giá thịt lợn cần có sự quản lý của Nhà nước. Nếu các doanh nghiệp chăn nuôi lớn hợp tác cùng nhau, tạo chuỗi cung ứng hiện đại, khép sẽ là một giải pháp lâu dài để bình ổn thị trường, sớm chấm dứt tình trạng giá thịt lợn “nhảy múa” như hiện nay.
Quy hoạch vùng, chìa khóa phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.
Để bình ổn thị trường thịt lợn, ngoài việc thực hiện đồng bộ các giải pháp quyết liệt như chống đầu cơ, trục lợi, thao túng và nâng giá bất hợp lý, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cần tập trung thúc đẩy sản xuất, chăn nuôi, tái đàn, chế biến, điều hòa và cân đối cung cầu để bình ổn giá thịt lợn.
Mặc dù dịch tả lợn châu Phi đã được khống chế ở nhiều địa phương nhưng việc tái đàn diễn ra rất chậm vì người chăn nuôi còn lo sợ dịch bệnh bùng phát trở lại.
Để giải quyết vấn đề này, đại diện Tập đoàn Masan đề xuất: “Như chỉ đạo của Bộ Bộ NN&PTNT, từ sau dịch tả lợn châu Phi bùng phát, trải qua cơn khủng hoảng về lợn, nguồn lợn giống Cụ, Kị là rất thiếu. Hiện, Masan tập trung đầu tư tái tạo và bảo tồn các giống Cụ, Kị. Tuy nhiên, sức của một doanh nghiệp không thể đủ nên chúng tôi kiến nghị, Chính phủ, Bộ NN&PTNT có cơ chế để quy hoạch một vùng để các doanh nghiệp cùng nhau tập hợp lại để cùng đầu tư, gây giống, phát triển đàn lợn ở Việt Nam, nhất là giống lợn quý, tốt. Đây là chìa khóa phát triển bền vững”.
Tuy nhiên, quy hoạch vùng là giải pháp lâu dài, không thể giúp gia tăng nguồn cung thịt lợn trong ngày một ngày hai, để sớm bình ổn thị trường nay, cần có những giải pháp cấp bách, kịp thời ngay trước mắt.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lan ra toàn cầu, nhiều quốc gia đã ban hành các lệnh cấm xuất khẩu lương thực. Masan đề xuất Chính phủ nhanh chóng ký Hợp đồng thương mại với Mỹ để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu thức ăn chăn nuôi. Nếu được cho phép, tập đoàn này sẽ là một thành viên tích cực trong đàm phán thương mại đó. Ngoài ra, việc đẩy nhanh nhập khẩu một lượng thịt (lợn, bò, gà) vừa đủ để bù vào số thiếu hụt của thị trường cũng sẽ giúp cân bằng cung cầu, đưa giá thịt lợn về mức hợp lý.
Tại buổi làm việc, Bộ NN&PTNT tiếp tục khuyến nghị các doanh nghiệp chăn nuôi giảm giá lợn hơi bình quân từ 75.000 đồng/kg xuống 70.000 đồng/kg từ ngày 1/4 tới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Lộ trình đến cuối Quý 2, đầu Quý 3/2020 sẽ đưa sẽ xuống mức 65.000 đồng/kg, rồi 60.000 đồng/kg./.
Đồng loạt giảm giá lợn hơi về mức 70.000 đồng/kg từ 1/4
Từ khóa: giảm giá thịt lợn, bình ổn thị trường, dịch covid-19, tái đàn lợn, giảm giá lợn hơi
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN