ĐBSCL cần chuyển đổi sản xuất để thích ứng với hạn mặn
Cập nhật: 22/06/2020
Đổi mới sáng tạo- xu thế tất yếu trong kỷ nguyên mới (01/01/2025)
Tiền Giang: Giao mỏ cát Ngũ Hiệp-1 cho công ty Đức Phú Thịnh
VOV.VN - Bị thiệt hại nặng trong đợt hạn mặn vừa qua, ĐBSCL cần thay đổi phương thức sản xuất theo hướng thích ứng hạn mặn, gắn với thị trường tiêu thụ.
Thống kê chưa đầy đủ của ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL, đợt hạn mặn vừa qua, có gần 7.000 ha vườn cây ăn quả bị ảnh hưởng, trong đó có nhiều diện tích cây bị chết trắng.
Các địa phương có diện tích vườn cây ăn quả bị thiệt hại nhiều nhất là: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long. Đặc biệt, sau đợt khô hạn, giá nhiều loại trái cây sụt giảm do thị trường xuất khẩu gặp khó khăn.
Nhiều vườn cây thanh long tại khu vực ĐBSCL xơ xác sau đợt hạn mặn. |
Theo Bộ NN&PTNT, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 360.0000 ha vườn cây ăn quả, đây là ngành kinh tế có giá trị cao của khu vực, nên vấn đề phát triển, cải tạo vườn cây sau đợt hạn mặn này, chính quyền, ngành nông nghiệp các địa phương phải chú trọng đến thích ứng với khô hạn và gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Bộ trưởng Bộ NN - PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết: “Việc chuyển đổi từ đất lúa sang cây ăn quả, cần phải tính toán kỹ, khi chuyển đổi vùng nào thì phải gọn vùng đó và phải có đầu tư các thiết chế hạ tầng. Trong đó có hạ tầng thủy lợi, để khi chúng ta phát triển ở những vùng đó thì khôngxảy ra tình trạng thiếu nước. Bản thân những diện tích mới chuyển đổi sang cây ăn quả thì phải tính toán cả vấn đề liên kết sản xuất, để làm sao không bị dư thừa và được mùa, mất giá. Cùng với đó, gắn với công tác chế biến và tổ chức thị trường để đạt hiệu quả bền vững”./.
Từ khóa: chuyển đổi sản xuất, hạn mặn, ngành nông nghiệp ĐBSCL, cây ăn quả
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN