Công điện khẩn ứng phó với mưa lũ tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên
Cập nhật: 25/09/2019
Gói bánh chưng, mở ra câu chuyện quê hương ngày Tết
Người Việt Nam tại Nhật Bản bảo tồn văn hóa truyền thống của Tết dân tộc
VOV.VN - Các tỉnh khu vực Tây Nguyên cần tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân tại các khu vực bị ngập lụt, chia cắt...
Chiều 7/8, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện khẩn gửi Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh khu vực Tây Nguyên; Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải;Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam về triển khai các giải pháp ứng phó mưa lũ ở các tỉnh Tây Nguyên.
Mưa lớn gây thiệt hại hàng trăm ha hoa màu tại Đắk Nông. |
Nội dung Công điện nêu rõ, chủ động đối phó với diễn biến của mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất và các tình huống bất thường đề nghị Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh khu vực Tây Nguyên, các Bộ, ngành vừa nêu theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền, người dân chủ động các biện pháp phòng tránh phù hợp đảm bảo an toàn cho người, tài sản và sản xuất.
Các địa phương cần tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân tại các khu vực bị ngập lụt, chia cắt; tổ chức sơ tán dân ở những vùng nguy cơ cao đến đến nơi an toàn; sẵn sàng phương án đảm bảo giao thông, lưới điện, hệ thống thông tin, liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành. Rà soát các phương án ứng phó với tình huống lũ quét, sạt lở đất; tổ chức lực lượng xung kích kiểm tra khu dân cư ở ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng thấp, vùng ven sông suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét để chủ động các biện pháp bảo đảm an toàn.
Triển khai lực lượng cảnh báo, canh gác tại các ngầm tràn, tuyến đường bị ngập lụt, chia cắt để đảm bảo an toàn cho người dân; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống. Chỉ đạo kiểm tra, triển khai việc các biện pháp đảm bảo an toàn hồ đập, nhất là các hồ đập xung yếu hoặc đang thi công, sửa chữa; công tác vận hành các hồ thủy điện đảm bảo an toàn công trình, an toàn hạ du; đối với các hồ trên khu vực biên giới cần chia sẻ và thông báo kịp thời thông tin về vận hành và xả nước của hệ thống hồ chứa thủy điện cho các cơ quan chức năng của Campuchia bảo đảm không gây biến động dòng chảy đột ngột vùng biên giới Việt Nam và Campuchia theo quy định;
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin về mưa, lũ, xả lũ của các hồ chứa để các cấp chính quyền địa phương và người dân chủ động phòng tránh. Tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Văn phòng Uỷ ban Quốc gia ứng phó Sự cố, Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn./.
Từ khóa: mưa lũ ở Tây Nguyên, ngập lụt ở Hà Nội, mưa lũ
Thể loại: Tin tức sự kiện
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN