Chồng mạt sát vợ thói tiêu hoang chỉ vì 500 nghìn đồng mua áo đồng phục cho con
Cập nhật: 04/10/2020
Ra mắt trưng bày “Đảng Cộng sản Việt Nam - Những mốc son lịch sử”
Khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định
VOV.VN - Cuộc sống thật khốn khổ khi có một người chồng “đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành” với vợ con. Đối với đồng nghiệp thì chi tiền không tiếc, bởi bản tính sĩ diện hão.
Cuộc sống trở nên ngột ngạt khó sống chỉ vì chồng keo kiệt, bủn xỉn. Người vợ trong câu chuyện dưới đây đã phải trải qua sự ức chế tột cùng chỉ bởi tính tằn tiện thái quá của người chồng.
Cô chia sẻ về cuộc sống gia đình, bản thân là công nhân nhà máy in, chồng làm công ty bánh kẹo. Cuộc sống không quá dư giả nhưng cũng đủ sống, đủ nuôi dạy con cái ăn học. Bản thân chị nghĩ, tiền làm bao nhiêu cũng là vì con cái, lo cho chúng được đầy đủ. Bởi vậy đối với con, chị không tiếc chi miễn trong khả năng kinh tế lo được.
Thế nhưng khác với chị, anh chồng là một người hết sức tằn tiện, tính toán với chính người nhà. Các bé đang tuổi ăn, tuổi lớn vậy mà chỉ khi con quá 1 tuổi, anh đã cắt hết khoản mua sữa và đồ ăn vặt. Đến quần áo của các con cũng chỉ mua mới vào dịp Tết, nhiều khi còn xin đồ cũ về cho các con để đỡ tốn tiền mua sắm.
Tệ hơn khi đến ăn uống cũng không thoải mái, thậm chí không đủ. Anh chỉ mua 3 lạng thịt chia cho 4 người và 1 đĩa rau. Các con thèm ăn bim bim, sữa chua, anh chồng cũng không cho mua. Biện cớ những món đồ ăn đó không tốt, người vợ biết thực chất là anh tiếc tiền không muốn chi.
Thương con, người vợ dấm dúi lúc chồng không có nhà lấy tiền riêng mua đồ ăn cho con. Bị chồng phát hiện, anh không ngớt lời mắng nhiếc vợ, cho rằng vợ tiêu hoang và không tôn trọng mình.
Thậm chí lương của 2 người anh phân định rõ ràng, lương của vợ để đóng tiền điện nước, nhà cửa, đóng tiền học cho con. Tiền của anh để mua đồ ăn hàng ngày, thế nhưng thức ăn hàng ngày chẳng tiêu nhiều đến vậy. Anh còn quy định chai dầu ăn, nước mắm,… phải dùng cho cả tháng, thật hết chỗ nói.
Có lần bố mẹ vợ lên chơi, ba hôm đầu anh tiếp đón tử tế thế nhưng những hôm sau anh bảo ông bà chi tiền ra để đi chợ. Bố mẹ vợ hết sức ngao ngán, chỉ biết ngậm ngùi thương con gái thương cháu.
Đã nhiều lần 2 vợ chồng mâu thuẫn, cãi nhau chỉ vì tính ki bo của anh. Câu chuyện như một núi thắt chặt đến đỉnh điểm khi người vợ mất việc vì nhà máy giải thể. Thời gian cô vợ ở nhà vì không làm ra tiền nên cả nhà phải sống bằng lương của chồng. Nhà trường hối hạn nộp tiền áo đồng phục cho con, vì vậy chị rút 500 nghìn trong thẻ tiết kiệm để đóng trước. Trước khi rút cũng đã gọi điện cho chồng thông báo, thế nhưng anh không nghe điện thoại.
Vậy mà nhận được thông báo gửi về điện thoại trừ mất 500 nghìn đồng, anh chồng điên tiết nhắn tin mạt sát vơ. Bỏ ngoài tai câu giải thích của vợ, anh chồng một mực khẳng định cô dấm dúi mang tiền về cho nhà ngoại.
Anh lại nhắc tới chuyện bố mẹ vợ lên chơi mà tiêu hụt 700 nghìn đồng tháng trước. Rồi chửi vợ tháng sau nhịn ăn mà bù tiền vào. Nghe tới đây không khỏi sốc, thật không ngờ người chồng, người cha có thể đối xử với vợ con như vậy.
Thế nhưng đối với người ngoài anh rất hào phóng, thậm chí không tiếc tiền để bao đồng nghiệp nhậu, mua tặng cái áo mới,… Khi vợ nhắc nên tiết chế lại để lấy tiền nuôi con thì bị anh mắng té tát, đó là việc của tôi phải đi ngoại giao.
Đàn bà quanh quẩn xó bếp không hiểu chuyện thì im. Thật không ngờ có một người chồng “khôn nhà dại chợ đến vậy”. Cuộc sống trở nên ách bức, ngột ngạt cô quyết định dọn quần áo và đưa con sang nhà chị gái ở. Nhận được tin nhắn của chồng những tưởng anh khuyên vợ về nhà. Nào ngờ là dòng chữ: “Cô tự ý đi thì tự về, không có chuyện tôi sang đón đâu”.
Theo bạn hướng giải quyết của cuộc hôn nhân này là gì? Cam chịu hay tìm cách giải thoát cho người vợ và các bé khi người chồng cố tình không bỏ tính bủn xỉn?
Ảnh minh họa Internet
Từ khóa:
Thể loại: Văn hóa - Giải trí
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN