Chính sách dân tộc: Xuất hiện tâm lý ỷ lại vì "cách cho" không đúng
Cập nhật: 13/06/2020
Trường Chính trị Nguyễn Văn Cừ (Bắc Ninh) đón Bằng công nhận đạt chuẩn mức 1
Thủ tướng Chính phủ biểu dương Cà Mau kịp gỡ khó cho dự án nhà ở xã hội
VOV.VN -Giúp đồng bào dân tộc không chỉ là vài bộ quần áo, vài giếng khoan hay ngôi nhà chống lũ. Cần giáo dục để trẻ em dân tộc có khát khao vươn lên.
Đại biểu Quốc hội nhấn mạnh điều này khi thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, chiều 12/6.
Giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số có khát khao vươn lên, thoát nghèo
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, đoàn Quảng Bình bày tỏ đồng tình với việc ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nhưng để hoàn thiện cho nghị quyết, đại biểu khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, bởi lẽ chính là phên dậu của quốc gia.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương lấy dẫn chứng về câu chuyện về chàng trai người Mông Khang A Tủa, từ một cậu bé dân tộc nghèo đã được học bổng của đại học Fulbright và quay trở lại giúp nhiều trẻ em bằng những dự án giáo dục, giúp những người phụ nữ Mông bán hàng thủ công để hoàn thành những ước mơ nuôi con đi học. |
Hiện nay phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đang cư trú tại những nơi trọng yếu, vùng xa xôi hẻo lánh, biên giới, hải đảo và nếu không đảm bảo đời sống no ấm, bền vững cho bà con, nếu không chúng ta sẽ mất đi phên giậu sống, mà còn mất đi những giá trị văn hóa không thể đong đếm được.
Do đó, cần bổ sung nguồn vốn và tạo cơ hội, phát huy vai trò của ngân hàng chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hạn chế sự ỷ lại do nguồn lực xã hội hóa để đổ về đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, chỉ mang tính thụ hưởng, khắc phục tình trạng các nhóm thiện nguyện đều tự phát để đến cho đồng bào những món quà vật chất, rồi đi mà không quan tâm rằng, chính họ đang góp phần làm mất bản sắc của người dân tộc. Người dân tộc thiểu số đang thưa vắng dần những bộ quần áo truyền thống, với văn hóa, họa tiết thể hiện bản sắc từ ngàn đời. Họ xuất hiện tâm lý ỷ lại bởi cách cho chưa đúng.
“Chúng ta cần phải xác định nguồn lực cộng đồng không phải chỉ là vài bộ quần áo, vài giếng khoan hay ngôi nhà chống lũ. Nguồn lực cộng đồng phải là những dự án văn hóa, dự án khởi nghiệp, giáo dục để trẻ em dân tộc thiểu số có khát khao vươn lên, thoát nghèo, có khả năng kết hợp được tài nguyên, nguồn lực của họ với xu thế toàn cầu hóa để nhằm tạo ra sản phẩm có thương hiệu toàn cầu”, ông Phương nêu ý kiến.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương lấy dẫn chứng về câu chuyện về chàng trai người Mông Khang A Tủa, từ một cậu bé dân tộc nghèo đã được học bổng của đại học Fulbright và quay trở lại giúp nhiều trẻ em bằng những dự án giáo dục, giúp những người phụ nữ Mông bán hàng thủ công để hoàn thành những ước mơ nuôi con đi học.
“Tôi tâm đắc với câu nói của chàng trai: “Em nghĩ vùng cao chưa cần xây dựng thêm trường nữa, vì trường học ở vùng cao có lẽ đã tương đối đầy đủ, chúng ta cần xây dựng người dạy và xây dựng cách dạy nhiều hơn”, ông Phương nói.
Cuối cùng, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương kiến nghị chương trình mục tiêu quốc gia phải tích hợp về một đầu mối, tránh chia rẽ và hạn chế những vấn đề gì xảy ra trong thời gian qua.
Đây là chương trình hạt nhân để xã hội tiến bộ hơn
Chương trình có 10 dự án thành phần rất rõ ràng, nhưng theo đại biểu Nguyễn Sơn (Đoàn Hà Tĩnh), mục tiêu cuối cùng là phải vào được đời sống người dân, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thực sự bộ mặt của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trên tinh thần này, đại biểu Nguyễn Sơn nhấn mạnh, những chính sách này phải trực tiếp tới từng gia đình, từng người một, nhất là các chương trình, chính sách về bình đẳng giới, chăm sóc trẻ em.
Đại biểu Nguyễn Sơn, đoàn Hà Tĩnh. |
“Tôi nghĩ đây là chương trình hạt nhân để tất cả chúng ta quan tâm, không chỉ là những chương trình của Chính phủ, Nhà nước mà mọi người khi có tấm lòng quan tâm thì đây là hạt nhân để xã hội tiến bộ hơn”, đại biểu Nguyễn Sơn nói.
Đề cập đến nguồn lực thực hiện Chương trình, đại biểu cho rằng, nguồn lực Chính phủ phê duyệt trên 137.000 tỷ đồng là nền tảng chứ chưa thể phúc đáp được các ý tưởng trong Chương trình này. Vì thế, theo đại biểu Sơn, vấn đề xã hội hóa ở đây không chỉ là huy động các doanh nghiệp, đơn vị mà các tổ chức và chính quyền các cấp. Trong phân bổ nguồn lực của Chương trình, tỷ lệ gói tín dụng cho người dân trên 19.000 tỷ đồng là còn ít.
“Cần hỗ trợ lãi suất để người dân chủ động vay ở các ngân hàng để sản xuất, phát triển nâng cao đời sống, thu nhập cũng như vật chất, tinh thần, văn hóa. Đại biểu Sơn lưu ý, không việc gì phải chi cho hoạt động của Ban quản lý các dự án mà cần chi cho các hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người dân để thu hút được các nguồn lực khác”, ông Sơn nói.
Liên quan đến dự án thứ 8 về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em. Đại biểu Sơn cho rằng, để thực sự hướng đến bình đẳng giữa phụ nữ dân tộc với phụ nữ miền xuôi, với phụ nữ đô thị thì cần tính toán thế nào cho hiệu quả. Ngoài tiêu chí quy định cụ thể thì cần đưa vào lồng ghép chỉ tiêu, tiêu chí ở tất cả các đề án phải có nội dung này.
Đại biểu Nguyễn Sơn cũng đề nghị Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, HĐND các cấp cần vào cuộc giám sát việc tổ chức thực hiện ngay từ đầu khi triển khai, không chủ quan để ảnh hướng đến uy tín của Chương trình, mong muốn của người dân. Ngoài việc Quốc hội bàn cụ thể thì tổ chức, chỉ đạo thực hiện cần quan tâm đồng bộ, không chỉ đồng bào dân tộc miền núi mà các địa phương, tỉnh, thành phố phải tạo điều kiện để hỗ trợ cho Chương trình này.
Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn, đoàn Lai Câu đề nghị cần đánh giá lại thứ tự ưu tiên các dự án thành phần, trong điều kiện cân đối nguồn lực, ngân sách còn nhiều khó khăn. |
Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn, đoàn Lai Châu đề nghị cần đánh giá lại thứ tự ưu tiên các dự án thành phần, trong điều kiện cân đối nguồn lực, ngân sách còn nhiều khó khăn.
“Nếu đầu tư dàn trải, không tập trung có trọng tâm, trọng điểm thì sẽ khó đạt mục tiêu đề ra”, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn nhấn mạnh.
Vì vậy đại biểu Nguyễn Hữu Toàn đề nghị nên tập trung vào các dự án giải quyết được 5 vấn đề cơ bản, mang tính chất nền tảng, như đầu tư mạnh hơn cho giáo dục, đào tạo để tạo cái gốc phát triển con người; giải quyết tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất; đầu tư phát triển vào dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; sắp xếp ổn định dân cư; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và sinh kế cho đồng bào./.
Từ khóa: quốc hội, kỳ họp 9, chính sách dân tộc miền núi, hỗ trợ đồng bào dân tộc, miền núi
Thể loại: Nội chính
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN