VOV.VN - Mức cholesterol cao, đặc biệt là mức cholesterol LDL (lipoprotein mật độ thấp) tăng cao dẫn đến sự tích tụ mảng bám trong động mạch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Do đó hiểu các dấu hiệu cảnh báo sớm về cholesterol cao là rất quan trọng để ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch và duy trì sức khỏe tổng thể.
Cholesterol là gì? Cholesterol là chất béo cần thiết cho việc sản xuất hormone, vitamin D và axit mật cần thiết cho quá trình tiêu hóa. Nó được vận chuyển trong máu bởi các lipoprotein, chủ yếu là lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ cao (HDL). Cholesterol LDL thường được gọi là cholesterol “xấu” vì mức độ cao có thể góp phần tích tụ mảng bám trong động mạch, trong khi cholesterol HDL được coi là “tốt” vì nó giúp loại bỏ LDL khỏi máu. Duy trì sự cân bằng giữa cholesterol LDL và HDL là rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch và để làm được điều đó bạn cần xác định các dấu hiệu cảnh báo.
Xanthomas (U vàng): Xanthomas là chất béo tích tụ dưới da, thường xuất hiện dưới dạng vết sưng hoặc nốt sần màu vàng. Những chất cặn này cho thấy mức cholesterol cao và xuất hiện ở nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, chẳng hạn như khuỷu tay, đầu gối, bàn tay hoặc mông.
Arcus Senilis (Đục rìa giác mạc): Là một vòng màu trắng hoặc xám xung quanh mống mắt, được gọi là arcus senilis, có thể là dấu hiệu của mức cholesterol tăng cao. Mặc dù tình trạng này phổ biến hơn ở người lớn tuổi nhưng sự hiện diện của nó ở người trẻ tuổi gợi ý những bất thường về lipid tiềm ẩn.
Cung giác mạc: Tương tự như arcus senilis, cung giác mạc biểu hiện dưới dạng một vòng màu trắng hoặc xám bao quanh giác mạc. Nó có thể là một dấu hiệu rõ ràng về sự tích tụ cholesterol và thường được quan sát thấy ở những người lớn tuổi. Sự hiện diện của nó ở những người trẻ tuổi thì phải kiểm tra cholesterol ngay lập tức.
Đau ngực hoặc đau thắt ngực: Nồng độ cholesterol tăng cao góp phần vào sự phát triển của chứng xơ vữa động mạch, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến tim. Đau ngực hoặc khó chịu, còn gọi là đau thắt ngực, có thể xảy ra khi cơ tim không nhận đủ máu giàu oxy. Đau ngực dai dẳng hoặc tái phát cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
Mệt mỏi và khó thở: Lưu lượng máu giảm do động mạch bị thu hẹp có thể dẫn đến mệt mỏi và khó thở, đặc biệt là khi hoạt động thể chất. Những triệu chứng này có thể cho thấy sức khỏe tim mạch đang bị tổn hại và cần được chuyên gia chăm sóc sức khỏe đánh giá.
Huyết áp cao: Tăng huyết áp thường tồn tại cùng với mức cholesterol cao, góp phần gây căng thẳng cho hệ tim mạch. Theo dõi huyết áp thường xuyên là điều cần thiết.
Điều gì khiến mức cholesterol tăng lên? Một số yếu tố góp phần gây ra cholesterol cao, bao gồm di truyền, tuổi tác, chế độ ăn uống và lối sống. Nếu đó là di truyền sẽ khiến các cá nhân có mức cholesterol cao hơn, trong khi tuổi tác có xu hướng làm tăng nguy cơ vì mức cholesterol tăng tự nhiên theo tuổi tác. Áp dụng chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, thiếu hoạt động thể chất và hút thuốc là những yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được và có thể tác động đáng kể đến mức cholesterol.
Làm thế nào để ngăn ngừa cholesterol cao? Áp dụng chế độ ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc giúp kiểm soát mức cholesterol. Hạn chế chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chế biến sẵn và thịt đỏ là rất quan trọng để ngăn ngừa cholesterol cao. Tham gia hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm tăng cholesterol HDL (cholesterol "tốt") và giảm cholesterol LDL. Đặt mục tiêu tập thể dục với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút mỗi tuần.
Ngoài ra, hút thuốc làm tổn thương mạch máu và làm giảm cholesterol HDL. Do đó nên bỏ hút thuốc là một bước quan trọng để cải thiện sức khỏe tim mạch. Cân nặng dư thừa, đặc biệt là quanh vùng bụng, có liên quan đến mức cholesterol cao hơn.
Từ khóa: cholesterol , cholesterol là gì, cholesterol ,cholesterol cao,dấu hiệu cholesterol cao,phòng tránh cholesterol cao,kiểm soát cholesterol cao