Cảnh báo những khó khăn đối với các DN xuất khẩu sang Trung Quốc
Cập nhật: 25/09/2019
Đà Nẵng tổ chức đợt cao điểm xử lý hàng giả, hàng nhập lậu dịp Tết
Nhiều vườn cây có nguy cơ mất trắng vì công trình đi qua ở Tiền Giang
VOV.VN - Doanh nghiệp trong nước khi giao dịch với doanh nghiệp Trung Quốc phải thực hiện hợp đồng theo thông lệ của thương mại quốc tế.
Thương vụ Đại sứ Quán Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, hiện xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc có nhiều thuận lợi với các nhóm hàng nông, lâm, thủy sản khi được hưởng ưu đãi thuế quan nhập khẩu trong khuôn khổ Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) với mức thuế cơ bản là 0%.
Trong khi đó, Trung Quốc đang tăng cường, khuyến khích nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, đặc biệt có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm xuất khẩu mà Việt Nam có thế mạnh.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hiện nay, Việt Nam có 9 chuẩn loại hoa quả được Trung Quốc cho phép nhập khẩu gồm thanh long, dưa hấu, vải thiều, nhãn, xoài, chôm chôm, chuối, mít và măng cụt; đồng thời đang đàm phán xuất khẩu thêm sầu riêng, roi, chanh leo, bơ, dừa và na.
Các doanh nghiệp trong nước cần tìm hiểu các quy định xuất nhập khẩu của Chính phủ Trung Quốc. (Ảnh: Moit) |
Đối với thủy sản, tôm đông lạnh, cá tra, cá basa, cua, ghẹ, bạch tuộc là các mặt hàng Việt Nam được xuất sang Trung Quốc. Năm 2018, kim ngạch nhập khẩu tôm từ Việt Nam của Trung Quốc đạt 4,37 tỷ USD, đa phần là tôm đã qua chế biến, tôm đông lạnh...
Mặc dù công tác xuất khẩu có nhiều thuận lợi, song Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc cũng cảnh báo những khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường này. Bao gồm các sản phẩm nông, thủy sản chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN; một số sản phẩm như gạo chịu sự quản lý về hạn ngạch nhập khẩu do Bộ Thương mại và Ủy ban Phát triển Cải cách quốc gia Trung Quốc quy định.
TS. Đào Việt Anh, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc lưu ý, các doanh nghiệp khi giao dịch, kinh doanh tại thị trường Trung Quốc cần thông qua hệ thống các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ và Văn phòng Xúc tiến Thương mại tại Trung Quốc và Việt Nam, từ đó tìm kiếm các đối tác phù hợp, có uy tín tại Trung Quốc.
Các doanh nghiệp cần xác minh năng lực của các doanh nghiệp Trung Quốc, nhất là các đối tác được tìm kiếm qua hình thức internet; mọi giao dịch với doanh nghiệp Trung Quốc phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo thông lệ của thương mại quốc tế, với các điều khoản về giao dịch và giải quyết tranh chấp được thống nhất chặt chẽ và có tính ràng buộc cao.
Các doanh nghiệp trong nước cũng nên tìm hiểu các quy định xuất nhập khẩu của Chính phủ Trung Quốc, nhất là những sản phẩm thực phẩm, nông sản, thủy sản...vì đây là những sản phẩm chịu sự kiểm soát ngặt nghèo về vấn đề kiểm dịch.
Đồng thời, muốn chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu; cập nhật thông tin về thị trường, chính sách xuất nhập khẩu cũng như những quy định về chất lượng sản phẩm và thị hiếu tiêu dùng của từng địa phương./.
Doanh nghiệp Việt vẫn lơ mơ thông tin về thị trường Trung Quốc
Từ khóa: xuất khẩu, nông sản, thủy sản, thị trường trung quốc, hợp đồng xuất nhập khẩu
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN