AVSE Global: hợp tác phản ứng nhanh cùng đất nước trong cuộc chiến chống covid 19

Cập nhật: 29/08/2021

(VOV5) -Mục tiêu của Taskforce Covid 19là nghiên cứu tư vấn các giải pháp ứng phó với covid,đặc biệt về y tế công nghệ....

Dù mới thành được hơn 1 tháng, nhóm AVSE Global Taskforce Covid-19 – Nhóm phản ứng nhanh Covid-19 của Hội khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) đã có nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả với mong muốn đồng hành cùng Chính phủ trong cuộc chiến chống dịch.

AVSE Global Taskforce Covid 19với lực lượng chủ chốt gồm nhiều chuyên gia đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau y tế, kinh tế, giáo dục, công nghệ và truyền thông, đặc biệt đội ngũ chuyên gia, bác sỹ của nhóm có rất nhiều kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực y tế tại các nước.

AVSE Global: hợp tác phản ứng nhanh cùng đất nước trong cuộc chiến chống covid 19 - ảnh 1Trang web của AVSE Global giới thiệu những mục tiêu, tầm nhìn, những hoạt động...của Hội. - Ảnh chụp màn hình.

Về sự ra đời của nhóm phản ứng nhanh này, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền - Chuyên gia cao cấp Sinh Y, Bệnh viện Đại học Aalborg (Đan Mạch), thành viên Taskforce cho biết: “Trước tình hình dịch bệnh của thành phố Hồ Chí Minh cũng nhưcủa các tỉnh, thành và Việt Nam, tổ chức AVSE Globeđã thành lập nhóm Taskforce Covid 19 vào ngày 25/6/2021 để cùng đồng hành với Chính phủ và các tỉnh, thành cơ quan, ban, ngành trong nước trong công tác phòng, chống dịch trong thời điểm căng thẳng, khó khăn hiện tại.

Ngoài lực lượng chủ chốt là các thành viên của AVSE Global, Taskforceđã mời và kết nối rất nhiều các chuyên gia bên ngoài để tư vấn và ứng phó chiến lược phát triển trong và hậu covid. Hiện tại chúng tôi đã có hơn 60 các chuyên gia đến từ nhiều các lĩnh vực khác nhau, hoạt động trên 8 nhóm chính: nhóm về đối ngoại để tìm kiếm các nguồn vắc xin hay các thiết bị y tế hỗ trợ để tìmthuốc chữa, nhóm truyền thông, nhóm về phân tích định lượng, nhómwebminar, nhóm công nghệ…”

Chỉ riêng về hội thảo phòng chống covid 19,Hội khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầuAVSE Global đã liên tiếp tổ chức ba cuộc hội thảo trực tuyến quan trọng với các chuyên gian liên quan đến chủ đề covid và vaccine. Và ngày 28/8 tiếp tục có hội thảo “Hiểu rõ hơn về F0 để chăm sóc hiệu quả”, cũng như ngày 29/9 là hội thảo “Hiểu về tâm lý để an tâm giữa mùa dịch”.

AVSE Global: hợp tác phản ứng nhanh cùng đất nước trong cuộc chiến chống covid 19 - ảnh 2Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hiền tại Hội thảo về Biến thể Delta và cách phòng tránh - Ảnh chụp màn hình.

"Mục tiêu của Taskforce Covid 19là nghiên cứu tư vấn các giải pháp ứng phó với covid,đặc biệt về y tế công nghệ, như phần mềm tracking, thời gian cách ly, trang thiết bị y tế cho bệnh viện,thúc đẩy vắc xin thiết bị y tế, tìm thuốc chữa. Trong dài hạn chúng tôi muốn nghiên cứu tư vấn các giải pháp phục hồi và tạo đà phát triển kinh tế nhưxuất khẩu mặt hàng gì khi nền kinh tế bị phong tỏa hay các giải pháp y tế như làm chủ yhọc,thích ứng với biến động tương lai.

Chỉ trong hơn sáu tuần hoạt độngchúng tôi đã tham gia hỗ trợ tiếp cận và thúc đẩy hợp tác về nguồn vắc xin với một số các quốc gia châu Âu, Mỹ hay Gavi, Covax. Chúng tôi đã gửi hơn 10 báo cáo để tư vấn cho Chính phủ, tỉnh, thành các ban, ngành trong việc phòng, chống covid. Một số những báo cáo chúng tôi nghĩ mang lại hiệu ứng cao như việc giảm cách ly xuống còn 14 ngày, hay việc mô phỏng phân tích các đỉnh dịch cho các tỉnh, thành ở Việt Nam.

Chúng tôi cũng đưa ý kiến chuyên gia, bác sĩ hỗ trợ để làm rõ thông tin kinh nghiệm quốc tế trên các kênh truyền thông đại chúng. Chúng tôi thúc đẩy để hỗ trợ các thiết bị y tế, kit xét nghiệm hay máy thở,thuốc chữa từ Mỹ và châu Âu cũng như rất nhiều quốc gia. Chúng tôi cũng tổ chức các buổi trao đổi trực tuyến để chuyển tải các thông tin dễ hiểu, khoa học và chính xác tới người dân.”- Tiến sĩNguyễn Thị Thu Hiềncho biết thêm.

AVSE Global: hợp tác phản ứng nhanh cùng đất nước trong cuộc chiến chống covid 19 - ảnh 3GS Đinh Xuân Anh Tuấn tại hội thảo doTaskforce Covid 19 tổ chức - ảnh chụp màn hình.

Giáo sư-Tiến sĩ- Bác sĩ Đinh Xuân Anh Tuấn, Bệnh viện Cochin (Paris, Pháp), thành viên Taskforce - Hội chứng Covid mãn tính của Liên minh châu Âu, đứng đầu nhóm y tế của Taskforce Covid 19, khi chia sẻ những kiến thức về mối nguy hiểm của biến chủng delta và cách phòng tránh, nhắn nhủ: “Thứ nhất, covidlà một bệnh rất dễ lây lan. Thứ nhì, covidcó thể gây ra tử vong. Thứ ba, là chúng ta có những phương tiện để làm giảm một cách tối đa số lượng tử vong đó. Điều thứ tư tôi xin chia sẻ, là cuộcgiao tranh của chúng ta với covidgiống như một cuộc kháng chiến trường kỳ.

Hiện giờ covidđang ập tới Việt Nam, nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnhtrongNam, tôi mong rằng nó sẽ không lan ra miền Trung hoặcmiền Bắc. Nhưng nếu có thì chúng ta cũng sẽ dẹp được. Nhưng sau khi dẹp đượccơn dịch này sẽ có những cơn dịch khác.

Kinh nghiệm ở bên Pháp của chúng tôi ngày hôm nay đang phải đối đầu với cơn sóng thứ tư, nhưng cơn sóng thứ tư đang sửa soạn ập tới với cácanh em đang làm việc trongbệnh viện tại Parissẽ nhẹ,sẽ nhỏ hơn cơn sóng thứ ba rất nhiều. Và nếu có cơn sóng thứ năm đi nữa, lúc đó chỉ là những cơn sóng lăn tăn.

Thành ra điều mà tất cả mọi người cần phải nhận thức rõ: sau cơn dịchđang tới sẽ có những cơn dịchkhác, nhưng với những nỗ lực của tất cả mọi người thì đến một ngày nào đó sẽ xử lý được dịch covid này tại Việt Nam vàcác quốc gia trên thế giới.”

AVSE Global: hợp tác phản ứng nhanh cùng đất nước trong cuộc chiến chống covid 19 - ảnh 4TS Nguyễn Nhất Linh tại hội thảo doTaskforce Covid 19 tổ chức. - Ảnh chụp màn hình

TS. BS Nguyễn Nhất Linh, làm việc trong Chương trình chống lao toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới (Thụy Sỹ) nói:”Tôi chỉ muốn nhắn nhủ đến tất cả những ngườidân đồng bào trong nước cũng nhưsống bất kể nước nào trên thế giới, chúng ta cần đồng lòng và hợp tác với tất cả các tổ chức y tế cũng như Chính phủ vượt qua khó khăn của đại dịch này. Và là người dân sống xa Tổ quốc tôicũng rất mong đượcnhìn thấy kết quả chống dịch tốt và đặc biệt khi nhìn thấy những người già, nhữngngười bệnhnền có nguy cơ cao được tiêm chủng nhiều hơn thìtôi sẽ cảm thấy yên tâm hơn, để chúng ta sẽ tránh được nhữnghậu quả quá nặng nề.”

Tiến sĩ Lê Quý Vang, Đại học Đại học Aalborg(Đan Mạch) người phụ tráchnhóm phân tích định lượng trong Taskforce Covid 19, khẳng định: “Là một người dân,tôi rất mong muốn chúng ta tự ý thức áp dụng các biện pháp giãn cách, các biện pháp vệ sinh phòng dịch để cùng hợp tác với cáccơ quan chức năng và Chính phủ giảm sự lây lan của bệnh dịch. Từ đấybảo vệ bản thân và bảo vệ người thân của mình bằng tiêm vắc xin khi có cơ hội.

Cònvề góc độ một nhà khoa học,tôi cũng rất mong muốn các cơ quan chức năng cùng Chính phủ đẩy mạnh điều phối,cùng chung mục đích và sự đoàn kết phối hợp nhuần nhuyễn với nhau để huy động các nguồn lực, sử dụng một cách hợp lý, đúng lúc, đúng chỗ để phát huy tối đa, hiệu quả ngăn chặn bệnh dịch, tham khảonhững thông tin từ các nhà chuyên môn để đưa ra quyết định, bởi họ phân tích thông tin dựa trên các cơ sở khoa học, bằng chứng thực tiễn, để có những quyết định đúng đắn.”

TS Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết, với các thành viên của AVSE Global Taskforce Covid-19 dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới, họ đều có chung một lòng mong mỏi được góp sức cho quê hương trong cuộc chiến chống Covid-19.
“Tất cả các thành viên của AVSE Globeluôn sống với một thái độ biết ơn. Dùđi đâu về đâunhưng chuyên gia người Việt chúng tôi ở khắp nơi trên thế giới luôn hướng về Tổ quốc, hướng về quê hương và làm việc ngày đêm để có thể là chung tay đưa người dân trở lại cuộc sống bình thường mới, bình an.” - TS Nguyễn Thị Thu Hiền khẳng định.

Từ khóa:

Thể loại: Thời sự

Tác giả:

Nguồn tin: VOV5

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập