Một thanh gươm (phía dưới) và vỏ gươm của Việt Nam thời xưa. Lưỡi gươm này có 1 đầu nhọn và 2 cạnh sắc. Chuôi gươm đủ để một tay cầm (đơn thủ). Ảnh: Oriental-arms.
Hai thanh gươm khác sáng loáng (cùng bao tương ứng) của Việt Nam thời Đại Việt. Khu vực chuôi gươm ngoài tay cầm còn có tấm chắn hình chữ V và đốc gươm. Ảnh: Votran-Daiviet.
Gươm của “Văn quan” Đại Việt. Gươm còn gọi là kiếm. Gươm/kiếm thường dùng để chỉ loại binh khí lạnh có lưỡi thẳng với 2 cạnh sắc. Tuy nhiên, trong tiếng Việt, khái niệm gươm/kiếm có nghĩa rộng, có thể bao hàm cả loại vũ khí lưỡi cong với một cạnh sắc. Ảnh: Votran-Daiviet.
Thanh gươm thẳng một cạnh sắc. Gươm này có tấm chắn dạng đĩa. Ảnh: Votran-Daiviet.
Còn đây là kiếm cong của Việt Nam thời thế kỷ 18-19. Kiếm có bản lưỡi rộng hơn các gươm nêu trên, hình dáng hơi cong và sắc ở một cạnh. Vũ khí này còn được goi là yêu đao. Ảnh: Votran-Daiviet.
Đoản đao của Việt Nam thế kỷ 18-19. Ảnh: Votran-Daiviet.
Nhìn thoáng qua, những thanh gươm Việt này hao hao kiếm Katana của Nhật Bản. Ảnh: Votran-Daiviet.
Bộ gươm đao (hay đao kiếm) của thời kỳ Hậu Lê, chúa Trịnh. Ảnh: Votran-Daiviet.
Trên lưỡi gươm có khắc số 1887, đây có lẽ là năm mà thanh gươm này được rèn. Ảnh: Peter Dekker.
Hoa văn uốn lượn kiểu Á Đông trên thanh kiếm này. Ảnh: Peter Dekker.
Gươm có tấm chắn dạng đĩa tròn, chuôi bằng gỗ. Ảnh: Peter Dekker./.