Xuất khẩu vào Mỹ: Doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì?
Cập nhật: 25/09/2019
250 gian hàng trưng bày tại Hội chợ xuân 2025 thành phố Đà Nẵng
Trà Vinh chuẩn bị gần 290 tỷ đồng trữ hàng phục vụ tết Ất Tỵ
VOV.VN - Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn, nhưng cũng là thị trường khó tính, vì vậy, các doanh nghiệp cần chuẩn bị kỹ lưỡng và nghiên cứu cẩn thận thị trường...
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn, nhưng cũng là thị trường khó tính, đòi hỏi nhiều quy định khắt khe, phức tạp. Vậy doanh nghiệp xuất khẩu sang Mỹ cần làm gì trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp?
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8/2019 ước tính đạt 24,50 tỷ USD, tăng 6,6% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 8 tăng 4,5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 14%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 0,9%.
Đặc biệt, 8 tháng năm 2019, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 38,6 tỷ USD, tăng 25,3% so với cùng kỳ năm trước. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ dự báo tiếp tục tăng trưởng tích cực khi các nhà nhập khẩu Mỹ đẩy mạnh tìm kiếm hàng hóa thay thế hàng Trung Quốc và các cơ sở sản xuất mới sau khi dịch chuyển đầu tư.
Xuất khẩu sang Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng cao khi mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ. |
Nếu doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành hàng như máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thủy sản, đồ gỗ, nội thất… nhanh nhạy, chủ động thông tin, tìm ra những lợi thế để khai thác, tranh thủ cơ hội để vươn lên, chiếm lĩnh thị phần, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng được tiêu chuẩn, nhu cầu và tăng khả năng xuất khẩu, thì sẽ nắm bắt cơ hội tốt hơn.
Xuất khẩu sang Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng cao khi mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố kết quả cuối cùng của đợt rà soát hành chính lần thứ 13 (POR 13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam vào Mỹ.
Theo đó, 31 doanh nghiệp của Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế 0%. Trong danh sách có rất nhiều doanh nghiệp lớn như Minh Phú, CP Việt Nam, Camimex... Mức thuế 0% này không chỉ có tác động ngắn hạn mà còn mở ra khả năng bứt phá xuất khẩu sang thị trường Mỹ, kỳ vọng các đơn hàng sẽ nhiều hơn trong thời gian tới. Bởi Mỹ là một thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam và cũng là thị trường khó tính với những quy tắc khắt khe.
Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu tôm của Mỹ từ Việt Nam đang tăng dần do tồn kho giảm trong khi Mỹ cũng đang giảm nhập khẩu từ Ấn Độ, Thái Lan và giảm mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc.
Doanh nghiệpcần lên kế hoạch kỹ lưỡng
Phát biểu tại hội thảo “Xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ và những điểm cần lưu ý”, ông Nguyễn Vũ Kiên, Phó Trưởng ban Quan hệ quốc tế, VCCI khẳng định, Mỹ và Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng của nhau, với tốc độ tăng trưởng hơn 20%/năm.
Chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu sang Mỹ, ông Erik Frankel, Giám đốc Công ty Vietsway cho hay, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch xuất khẩu hàng hóa một cách kỹ lưỡng. |
Đặc biệt, với các doanh nghiệp Việt Nam, Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng hóa rất lớn nên rất tiềm năng. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường khó tính, đòi hỏi nhiều quy định khắt khe, phức tạp nhất là khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang. Vì vậy, để xuất khẩu thành công một lô hàng vào Mỹ không phải là dễ.
Nhiều chuyên gia cho rằng, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm mạnh so với cùng năm ngoái trong khi đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ đối với những mặt hàng này lại tăng mạnh và đồng thời chúng ta lại nhập khẩu những mặt hàng đó từ Trung Quốc. Do đó, nguy cơ về gian lận xuất xứ và lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại mà hải quan Mỹ áp dụng với một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc, là điều các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm.
Nhận định về thương mại Việt - Mỹ thời gian gần đây, bà Amanda Rasmussen, Chủ tịch Amcham tại TP.HCM, Giám đốc vận hành ITL Việt Nam cho rằng, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ gần đây tăng mạnh.
Tuy nhiên, Việt Nam cần phải để ý đến việc tăng trưởng xuất khẩu không để phụ thuộc quá nhiều vào việc được hưởng lợi từ căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Cần lưu ý về xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ thay vì xuất khẩu gián tiếp từ Trung Quốc sang Việt Nam rồi từ Việt Nam qua Mỹ.
Chia sẻ kinh nghiệm xuất khẩu sang Mỹ, ông Erik Frankel, Giám đốc Công ty Vietsway cho hay, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch xuất khẩu hàng hóa một cách kỹ lưỡng, nghiên cứu cẩn thận thị trường cũng như các phương thức, thủ tục xuất khẩu.
Để lên kế hoạch xuất khẩu sang Mỹ, trước khi chuyển hàng, nhà xuất khẩu phải kiểm tra những hạn chế trong việc nhập khẩu của Mỹ, ước tính phí hải quan, cung cấp chứng từ theo quy định khi đặt vận chuyển hàng và cung cấp đủ chứng từ theo yêu cầu của các cơ quan có liên quan. Nhà nhập khẩu cần phải nắm rõ được sẽ phải làm việc với cơ quan nào chịu trách nhiệm về các quy định nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ.
Trong quá trình chuyển hàng, doanh nghiệp cần có giấy đảm bảo nợ thuế hải quan, trung thực khai báo hải quan, kiểm tra đội chính xác của chứng từ và nộp phí hải quan đúng quy định. Ngoài ra, tùy thuộc vào sản phẩm cụ thể mà Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) sẽ làm việc cùng các cơ quan khác như: Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA), Cục Kiểm soát rượu, thuốc lá, vũ khí và chất nổ (ATF)… Các cơ quan này sẽ đặt ra các tiêu chuẩn khác nhau cho mỗi loại sản phẩm.
Để xuất khẩu được vào Mỹ, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nhận thức, năng lực thực thi các quy định của pháp luật về phòng vệ thương mại, quy tắc xuất xứ... Tuân thủ pháp luật, thực hiện đúng các cam kết quốc tế về quy tắc xuất xứ hàng hóa. Không tiếp tay cho hàng hóa từ các nước đang bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại sang Việt Nam để tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu đi nước thứ ba.
Đồng thời phải thực hiện quản trị tốt công việc lưu trữ chứng từ về nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu, sản phẩm để phục vụ hoạt động xác minh, điều tra của nước nhập khẩu./.
Từ khóa: Xuất khẩu vào Mỹ, Doanh nghiệp Việt, doanh nghiệp, xuất khẩu, nhập khẩu
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN