Xuất khẩu của TPHCM có dấu hiệu chững lại
Cập nhật: 22/10/2019
Phiên chứng khoán chiều qua: Thị trường tăng nhẹ, giao dịch quanh mốc 1230 điểm (26/11/2024)
Hà Nội tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh y, dược vi phạm (26/11/2024)
VOV.VN - TPHCM cần chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, đa dạng thị trường xuất khẩu để nâng cao tốc độ tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu.
9 tháng qua, TPHCM xuất khẩu đạt 30 tỷ 700 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các sản phẩm có kim ngạch triệu USD như: máy tính 10 tỷ USD, dệt may 4,2 tỷ USD, giày dép 1,9 tỷ USD, máy móc, công cụ 1,6 tỷ USD... Thế nhưng, nhìn lại 10 năm qua thì xuất khẩu của thành phố có dấu hiệu chững lại khi tăng trưởng chỉ đạt dưới 10%.
Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM trao đổi với báo chí bên lề hội nghị. |
Về định hướng xuất khẩu của TP.HCM thời gian tới, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho hay: “Chúng ta phải thay đổi thị trường xuất khẩu, thay đổi mặt hàng xuất khẩu. Một giải pháp thông minh trong kinh tế hiện nay là cạnh tranh nhưng phải hợp tác. Chúng ta phát huy thế mạnh của từng vùng, thành phố là đầu tàu kinh tế là chỗ dựa để kinh tế vùng phát triển, còn hàng hóa của cả nước đến thành phố, thành phố sẽ làm dịch vụ xuất khẩu”.
Tại hội nghị chuyên đề tình hình đầu tư và xuất khẩu tại TPHCM diễn ra hôm nay (17/10), các đại biểu cho biết, ngoài hai thị trường xuất khẩu trọng điểm là Trung Quốc 19,4%, Mỹ 17,5%, thời gian tới TPHCM cần mở rộng thêm thị trường Châu Âu, khi Việt Nam ký EVFTA. Riêng thị trường Trung Quốc nên đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch.
Sản phẩm xuất khẩu cũng nên lựa chọn chủng loại có giá trị gia tăng cao và có lợi thế so với các nước khác. Bởi, 186 sản phẩm xuất khẩu hiện nay của thành phố như: Dệt may, giày da, nông thủy sản, cao su, hóa chất ... đang mất dần lợi thế và đến ngưỡng tăng trưởng bão hòa.
Để thực hiện sự chuyển dịch này thì thành phố tạo điều kiện phát triển và xuất khẩu các sản phẩm phần mềm công nghệ, sản phẩm công nghệ số... và làm đầu mối dịch vụ xuất khẩu cho khu vực và phát triển dịch vụ logistic.
Ông Trần Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Thái Sơn cho rằng: “Chúng ta phải quan tâm đến dịch vụ logistics. Nếu nhìn TP.HCM như Singapore thì nên có lựa chọn dịch vụ xuất khẩu. Singapore có xuất khẩu nhưng họ không xuất khẩu thô mà xuất khẩu công nghệ cao”./. Doanh nghiệp có vai trò quyết định sự phát triển của TPHCM
Từ khóa: xuất khẩu, TPHCM, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, thị trường xuất khẩu, nhập khẩu
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN