Xử lý vi phạm nồng độ cồn: Dân mong đừng “đầu voi, đuôi chuột“
Cập nhật: 19/01/2020
Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy trong phòng trọ ở Bình Dương
Xuất cấp 7.500 tấn gạo hỗ trợ người dân gặp khó khăn dịp Tết 2025
VOV.VN - Những chuyển biến đã nhanh chóng xuất hiện, điều người dân mong chờ là việc xử phạt sẽ không “đầu voi, đuôi chuột”
Nghị định 100 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và Luật Phòng chống tác hại của rượu bia 2019 đã được lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông cả nước thực hiện ngay khi có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Sau hơn 2 tuần thực hiện, hiệu quả của việc xử phạt nồng độ cồn đã được chứng minh bằng thực tế. Tuy nhiên, nhiều người dân mong chờ là việc xử phạt sẽ không “đầu voi, đuôi chuột.
Đội CSGT Công an Tam Kỳ (Quảng Nam) kiểm tra nồng độ cồn các phương tiện. |
Ngay khi Nghị định có hiệu lực, lực lượng CSGT tỉnh Hải Dương đã đồng loạt kiểm tra xử lý những trường hợp vi phạm nồng độ cồn, ý thức của người dân tại địa phương khi tham gia giao thông đã được nâng cao, nhiều người nghiêm túc, vui vẻ hợp tác sau khi được CSGT đề nghị dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Anh Nguyễn Văn Hùng, tại Thanh Miện cho rằng: “Theo tôi thế là đúng vì luật Việt Nam ta mọi lần là chế tài xử phạt quá thấp. Cho nên mọi người coi thường và không chấp hành. Nhưng bây giờ mức phạt cao lên tước cả bằng lái xe nữa. Xử phạt để cho kể cả lái xe lẫn người dân mà những người đi xe máy ô tô là phải chấp hành”.
Tuy nhiên, phòng cảnh sát giao thông tỉnh Hải Dương cũng cho biết, thời gian đầu triển khai thực hiện sẽ không tránh khỏi một số trường hợp chống đối, đã có một số tài xế ô tô, xe máy khi phát hiện phía trước có chốt kiểm tra đã vòng xe bỏ chạy với tốc độ cao, gây nguy hiểm cho người đi đường. Đặc biệt vẫn còn trường hợp, một số tài xế ô tô bị CSGT yêu cầu dừng xe để kiểm tra đã bất hợp tác, đóng cửa ngồi lỳ trong xe. Khi ra khỏi xe thì không chấp hành đề nghị thổi nồng độ cồn, mặc dù trong hơi thở nồng nặc mùi cồn.
Thượng tá Hoàng Tiến Nam, Trưởng phòng CSGT công an tỉnh Hải Dương cho biết: “Tuy nhiên, cũng còn một số vi phạm nhưng chủ yếu trên địa bàn Hải Dương là phương tiện xe mô tô thì chúng tôi đã xử lý được 15 trường hợp, qua thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thì chúng tôi cũng thấy được rút ra rất nhiều cái cái cái kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đó là khi mà các quy định về pháp luật nó chặt chẽ đi vào cuộc sống của người dân thì đa số là người dân rất đồng tình”.
Sau hơn 2 tuần thực hiện Luật Phòng chống tác hại của rượu bia và Nghị định 100 của Chính phủ, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý gần 55.000 trường hợp vi phạm TTATGT, phạt tiền hơn 49 tỷ đồng. Trong đó, 6.279 trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị phát hiện và xử lý, phạt tiền hơn 21 tỷ đồng, bênh cạnh đó, tình hình tai nạn giao thông đã giảm mạnh. Cả nước xảy ra 322 vụ TNGT, làm chết 249 người, 158 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước đã giảm 31 vụ, giảm 38 người chết, giảm 57 người bị thương.
Trước lo ngại mức phạt cao sẽ khiến người vi phạm “chung chi”, đại diện Cục CSGT khẳng định, hoạt động của CSGT theo kế hoạch của các cấp có thẩm quyền và chịu sự giám sát của người dân; nếu CSGT vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm. Và mới đây nhất bắt đầu từ ngày 15/1, khi Thông tư 67 của Bộ Công an có hiệu lực thì người dân cũng có quyền giám sát lực lượng cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình.
Đến nay, Cục CSGT chưa nhận được khiếu nại về bất cứ trường hợp vi phạm nào. Thượng tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng hướng dẫn tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT cho biết: “Trong việc xử lý vi phạm về nồng độ cồn thì phải thực hiện đúng những quy trình theo chuyên đề về kiểm soát nồng độ cồn theo tiêu chuẩn quốc tế và toàn bộ quá trình kiểm soát nồng độ cồn thì đều được. Chúng tôi tổ chức ghi hình lấy đấy để làm tài liệu để tuyên truyền, đồng thời đây cũng là những bằng chứng để phòng ngừa cái việc là người vi phạm có những kẻ chống đối”.
Sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt lần này của lực lượng CSGT nhận được sự đồng thuận rất lớn trong xã hội. Dù vẫn còn một số ý kiến nhưng cơ bản dư luận đều nhất trí với việc cần triển khai xử phạt, thậm chí mong muốn phải xử phạt nặng hơn, kiên quyết và dài hơi, để những “ma men” không còn gây ra những nỗi đau, mất mát cho gia đình, xã hội. Những chuyển biến đã nhanh chóng xuất hiện, điều người dân mong chờ là việc xử phạt sẽ không “đầu voi, đuôi chuột”, không chỉ là một chiến dịch trong thời điểm nghị định mới có hiệu lực./. Nghị định 100 có hiệu lực: Quán nhậu “đỏ mắt” chờ khách
Từ khóa: nghị định 100, đừng đầu voi đuôi chuột, vi phạm nồng độ cồn
Thể loại: Xã hội
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN