Xử lý nhóm đối tượng mua bán trẻ sơ sinh, làm giả giấy tờ ở Bình Dương
Cập nhật: 22/05/2024
Bắt giam cựu điều tra viên ở Đồng Nai vì dùng nhục hình
"Nổ" quan hệ với nhiều lãnh đạo để lừa đảo lấy tiền "tách thửa"
VOV.VN - Hôm nay (21/5), Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương đã tuyên án đối với 15 bị cáo (gồm 1 nam và 14 nữ) trong đường dây mua bán trẻ sơ sinh, làm giả tài liệu và sử dụng tài liệu giả của cơ quan chức năng để trục lợi.
Vụ án được Công an tỉnh Bình Dương phát hiện, triệt phá vào tháng 8/2022, bắt giữ 15 đối tượng liên quan.
Theo cáo trạng, Nguyễn Thị Ngọc Như (SN 1993, quê TP.HCM) và Chu Thị Cúc Phương (SN 1972, quê Nghệ An) đã lợi dụng mạng xã hội Facebook để kết nối với những người phụ nữ mang thai nhưng không muốn nuôi con. Sau đó, hai đối tượng này mua lại trẻ sơ sinh và bán lại cho những người có nhu cầu.
Để hợp thức hóa hành vi mua bán, Như và Phương đã làm giả các loại giấy tờ như: Giấy khai sinh, giấy xác nhận cho và nhận con, phiếu xét nghiệm ADN...
Sau khi có giấy tờ giả, hai đối tượng này đưa các em bé đã mua lại đi bán, thu lợi số tiền từ 2 triệu đồng đến 7 triệu đồng mỗi bé.
Từ tháng 11/2021 đến tháng 8/2022, Như đã thực hiện 5 vụ mua bán trẻ sơ sinh với giấy tờ giả; Phương 5 vụ mua bán trẻ sơ sinh và làm giả giấy khai sinh.
Ngoài Như và Phương, cơ quan điều tra còn xác định 13 đối tượng khác liên quan, thuộc nhóm "bán con" và "mua con".
Kết quả xét xử, Chu Thị Cúc Phương bị phạt tổng cộng 23 năm tù về các tội “Mua bán người dưới 16 tuổi”, “Làm giả tài liệu của cơ quan và sử dụng tài liệu giả của cơ quan”. Nguyễn Thị Ngọc Như bị phạt tổng cộng 21 năm tù về các tội tương tự.
8 bị cáo trong nhóm "bán con" bị phạt từ 5 đến 9 năm tù về tội “Mua bán người dưới 16 tuổi”.
Đáng chú ý, 5 bị cáo trong nhóm "mua con" trước đó được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Dương đề nghị mức án từ 6 đến 12 tháng tù treo về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan và sử dụng tài liệu giả của cơ quan”. Tuy nhiên, Hội đồng Xét xử nhận thấy các bị cáo này do hiếm muộn con nên muốn có con để nuôi, nhưng vì để làm thủ tục cho các bé nên đã phải làm giấy tờ giả.
Chính vì vậy, Hội đồng Xét xử đã tuyên phạt mỗi bị cáo nộp số tiền 40 triệu đồng thay vì án tù. Đây là một quyết định nhân đạo, giúp các bị cáo có cơ hội làm lại cuộc đời.
Từ khóa: mua bán trẻ sơ sinh, mua bán trẻ sơ sinh, làm giả giấy tờ, bị cáo, sử dụng tài liệu giả
Thể loại: Giáo dục
Tác giả: thiên lý/vov-tphcm
Nguồn tin: VOVVN