Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân đưa người đi lao động bất hợp pháp

Cập nhật: 29/10/2019

VOV.VN - Vừa qua cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã xử lý nhiều công ty, văn phòng hoạt động trái phép trong lĩnh vực đưa người đi lao động nước ngoài.

Tính đến thời điểm này, toàntỉnh Hà Tĩnh có trên 55.000 người đang làm việc ở nước ngoài theo hình thức hợp đồng lao động và không có hợp đồng lao động.
Vừa qua cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã xử lý nhiều công ty, văn phòng hoạt động trái phép trong lĩnh vực đưa người đi lao động nước ngoài. Điều này cho thấy tình trạng đưa người đi lao động trái phép trên địa bàn Hà Tĩnh đã và đang diễn biến phức tạp và rất khó quản lý.
Phóng viênVOV đãphỏng vấn ông Đặng Văn Dũng, Trưởng phòng Lao động - Việc làm, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Tĩnh về vấn đề này.
can xu ly nghiem to chuc, ca nhan dua nguoi di lao dong bat hop phap hinh 1
PV VOV làm việc với lãnh đạo Sở LĐTB&XH Hà Tĩnh.

PV:Theo tìm hiểu của phóng viên VOV, hiện nay, tại một số địa phương ở Hà Tĩnh như Cương Gián hay Thiên Lộc… số lao động đi làm việc ở nước ngoài rất lớn, đặc biệt đi lao động bất hợp pháp nhiều. Ý kiến của ông thế nào về việc này?

Ông Đặng Văn Dũng:Đây là một vấn đề Hà Tĩnh đã kiến nghị với Trung ương trong tổng kết đánh giá Chỉ thị 16 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xuất khẩu lao động cũng như là tổng kết 10 năm Luật đưa người lao động nước ngoài. Chúng tôi đã có kiến nghị về vấn đề đề liên quan đến lao động di cư tự do bất hợp pháp.

Hiện nay luật quy định đưa người lao động đi nước ngoài của chúng ta mới chỉ điều chỉnh lao động hợp đồng, còn đối tượng là lao động không hợp đồng thì luật không điều chỉnh, vì vậy các chế tài xử lý liên quan đến lao động di cư tự do, bất hợp pháp chúng ta không xử lý được.

Như vậy về tầm vĩ mô là phải điều chỉnh Luật đưa người lao động đi nước ngoài, nhưng phải đưa các đối tượng lao động di cư tự do, lao động không có hợp đồng vào điều chỉnh trong luật, con nếu như chúng ta không có giải pháp ở tầm vĩ mô này thì cái vòng luẩn quẩn liên quan đến bài toán lao động bất hợp pháp, di cư tự do, chúng ta không xử lý được.

Nhóm vấn đề thứ hai là dòng người di cư đi ra nước ngoài là rất đa dạng, đi du lịch có, đi thăm thân có, đi khám sức khỏe có, và chính những dòng người di cư này sang tạo ra điều kiện cơ hội để họ ở lại và làm việc bất hợp pháp. Trong khi các nước sử dụng người lao động này dẫn đến việc gia tăng lao động bất hợp pháp và chế tài xử lý của các nước cũng không nghiêm minh.

PV: Vậy theo ông, đối với Việt Nam, cụ thể tại Hà Tĩnh, công tác quản lý các đối tượng này khó như thế nào?

Ông Đặng Văn Dũng:Đúng là chúng ta rất khó trong vấn đề xác định, quản lý đối tượng này vì là lúc đi thì họ thuộc đối tượng ngành du lịch đó là cấp hộ chiếu để đi du lịch, thăm thân, khám sức khỏe, nhưng mà khi quản lý về góc độ lao động thì thuộc ngành lao động.

Những người lao động đã sang bên kia rồi khi đó mới phát sinh yếu tố lao động, ngành Lao động Thương binh Xã hội không thể sang nước sở tại để quản lý lao động bên nước đó khi họ không có hợp đồng và các điều kiện tham gia lao động.

PV: Ngoài đi thăm thân, đi du lịch ở lại, vụ việc 39 nạn nhân tử vong vừa được phát hiện tại Anh cho thấy có các đường dây tổ chức đưa người đi lao động vượt biên trái phép, ông nhìn nhận việc này thế nào?

Ông Đặng Văn Dũng:Liên quan đến vấn đề đưa người di cư trái phép, Hà Tĩnh đã từng xảy ra, công an và các ngành chức năng đã vào cuộc xử lý nghiêm vụ việc đưa lao động trái phép sang Trung Quốc, Thái Lan.

Quan điểm của Hà Tĩnh là xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân đưa người lao động trái phép ra nước ngoài và căn cứ vào các mức độ vi phạm sẽ xử lý theo hình sự hay các mức độ khác nhau, do cá nhân, tổ chức đó gây ra

Xin cảm ơn ông!./.

Từ khóa: 39 thi thể, lao động Hà Tĩnh, đưa lao động ra nước ngoài, xuất khẩu lao động chui

Thể loại: Xã hội

Tác giả:

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập