Xét xử vụ án nhà máy thủy điện Sơn La: Nhiều bị cáo phản cung
Cập nhật: 25/09/2019
Bắt cựu nhân viên ngân hàng lừa đảo nhiều tỷ đồng
Bắt giữ các đối tượng tàng trữ, mua bán pháo nổ trái phép tại TP.HCM
VOV.VN -Tại phiên tòa, đa số các bị cáo đều phản cung, không nhất trí với cáo buộc trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La.
Tại phiên tòa xét xử 17 bị cáo vụ đền bù xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La hôm nay 19/7, đa số các bị cáo đều phản cung, không nhất trí với cáo buộc trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La.
Bị cáo Đèo Văn Ban cho rằng chưa đền bù hết nên bị cáo phải quay lại nơi ở cũ, không thì không có gì để sinh sống |
Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La, bị cáo Đèo Văn Ban sau khi ký xác nhận kết quả đo đạc diện tích đất của gia đình do 2 đơn vị tư vấn thực hiện, Ban đã ký xác nhận hồ sơ bồi thường, hỗ trợ của gia đình. Theo hướng dẫn của cán bộ Ban di dân huyện Mường La, Đèo Văn Ban đã ký xác nhận Giấy xác minh điều kiện bồi thường, hỗ trợ về đất của gia đình với vai trò vừa là chủ hộ, vừa là Trưởng bản, trong khi Ban không phải là Trưởng bản để hoàn thiện hồ sơ nhận tiền bồi thường, hỗ trợ. Kết quả Đèo Văn Ban được Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư huyện Mường La phê duyệt thu hồi tổng diện tích khống là gần 170.000 mét vuông đất, được bồi thường, hỗ trợ hơn 1,24 tỷ đồng.
Đa số các bị cáo đều cho rằng Kế hoạch 41 là văn bản hành chính, đúng với quy định của pháp luật. |
Khi HĐXX xét hỏi bị cáo Đèo Văn Ban trước khi di chuyển tự nguyện đã nhận đủ tiền đền bù chưa? Bị cáo xác nhận đã nhận tiền bồi thường đất trong sổ hơn 2 héc ta. HĐXX xét xử tiếp tục hỏi bị cáo Ban năm 2006 quay trở lại bản Thẳm Hon để sinh sống, việc quay trở lại nơi ở cũ là trái quy định của pháp luật.
Trước câu hỏi này, bị cáo Ban cho rằng chưa đền bù hết nên bị cáo phải quay lại, không thì không có gì để sinh sống; các hộ khác cũng không có giấy tờ gì mà vẫn được đền bù. Đồng thời bị cáo Đèo Văn Ban mong muốn được đối xử công bằng trước pháp luật, bởi phần đất ngoài sổ, không có giấy tờ nhưng sử dụng lâu năm, từ năm 1992 nên theo pháp luật vẫn được đền bù.
Tại phiên tòa hôm nay, HĐXX đã xét hỏi các bị cáo: Cà Văn Tỉnh, Phan Xuân Khoa, Đèo Văn Ban, Bùi Văn Tân, Vũ Hồng Giang, Đỗ Tiến Đồng, Nguyễn Văn Thanh, Sòi Ngọc Hùng… Đa số các bị cáo đều cho rằng Kế hoạch 41 là văn bản hành chính, đúng với quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời không nhất trí với cáo buộc của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La./.
Từ khóa: nhà máy thủy điện Sơn La, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Sơn La,
Thể loại: Giáo dục
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN