Xây nền tảng theo mục tiêu Net Zero với công nghệ chiết rót vô trùng Aseptic
Cập nhật: 23/08/2024
63 năm truyền thống ngành dầu khí Việt Nam: “Một đội ngũ - Một mục tiêu”
Quảng Ninh chuẩn bị sản phẩm OCOP phục vụ Tết Nguyên đán (28/11/2024)
VOV.VN - Công nghệ chiết rót vô trùng do GEA Procomac phát triển đã tạo nên sự khác biệt khi vận hành tại Tân Hiệp phát với khả năng tiết kiệm năng lượng, hạn chế phát thải khí Carbon trong quá trình đóng gói sản phẩm.
Để theo đuổi mục tiêu Net Zero, DN nước giải khát nội địa cần xây dựng nền tảng công nghệ vững chắc với khả năng giảm tác động đến môi trường một cách hiệu quả. Công nghệ chiết rót vô trùng do GEA Procomac phát triển đã tạo nên sự khác biệt khi vận hành tại Tân Hiệp phát với khả năng tiết kiệm năng lượng, hạn chế phát thải khí Carbon trong quá trình đóng gói sản phẩm.
Net Zero là một chủ đề được cả thế giới quan tâm trong thời gian gần đây, khi mà tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến trái đất. Tại COP 26 (Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc năm 2021), các quốc gia trong đó có Việt Nam đã ký cam kết đạt mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Sau đó nhiều DN, ngành nghề cũng có những hành động cụ thể để hướng tới mục tiêu này.
Tại hội thảo “Hướng tới Net-Zero: Chiến lược và giải pháp giảm phát thải khí nhà kính trong ngành thực phẩm” trong khuôn khổ triển lãm Vietfood & Beverage - Propack Vietnam 2024, các đơn vị tiên phong trong lĩnh vực phát triển kinh tế tuần hoàn, đặc biệt quan tâm đến sản xuất xanh tại Việt Nam đã chia sẻ những kinh nghiệm và hoạt động thực tiễn trên hành trình tiến đến Net Zero.
Trong hội thảo, GEA Procomac - một trong những nhà cung cấp hệ thống dây chuyền công nghệ (máy móc, nhà máy, đóng gói…) lớn nhất thế giới cho ngành thực phẩm, đồ uống và dược phẩm đã chia sẻ về công nghệ chiết rót vô trùng. Đây là công nghệ có vai trò chiến lược trong việc đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững và đạt Net Zero vào năm 2040 của nhà cung cấp này, đồng thời mang đến giải pháp phát triển bền vững cho nhiều đối tác lớn của GEA Procomac trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Chiết rót là công đoạn không thể thiếu với bất kì quy trình sản xuất đồ uống nào, vì đây chính là công đoạn hoàn thiện sản phẩm. Có nhiều phương pháp chiết rót như nóng, lạnh, aseptic (vô trùng ở nhiệt độ phòng) đang được ứng dụng trong ngành đồ uống thế giới hiện nay.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Vincent Mauer, Tổng giám đốc Công ty TNHH GEA Việt Nam và Philippines cho biết, Aseptic là công nghệ bao gồm phức hợp các công đoạn kết nối chặt chẽ với nhau (từ công đoạn chế biến, phối trộn, tiệt trùng sản phẩm UHT (Ultra High Temperature), chiết rót và đóng nắp) để cho ra đời một sản phẩm. Quá trình diễn ra trong hệ thống khép kín và vô trùng. Cả chai và nắp cũng phải được tiệt trùng. Để giảm tác động đến môi trường, hệ thống chiết rót Aseptic có khả năng thu hồi dung dịch tiệt trùng chai, nắp (Peracetic Acid - PAA), thu hồi nước vô trùng bên cạnh việc tiêu thụ năng lượng thấp.
Ông Vincent Mauer cho biết, GEA phát triển công nghệ Aseptic từ năm 1993 và liên tục cải tiến, đến nay đã xây dựng được thế hệ thứ 7. Công nghệ này tuân thủ theo ISO 14021, tập trung vào tiết kiệm không gian, nước và năng lượng. Dây chuyền công nghệ Aseptic thế hệ thứ 7 giúp giảm tiêu thụ nước đến 91% và giảm một nửa thời gian phun rửa so với thế hệ trước đó. Nhờ thế, các khách hàng của GEA có thể tiết kiệm đến 97.500 m3 nước mỗi năm, tương ứng với lượng nước sử dụng cho 2.100 người trong 1 năm.
“GEA tập trung vào việc giảm tối đa việc sử dụng nhựa PET, đây là nơi chúng tôi có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất”, ông Vincent Mauer khẳng định. Ông cho biết so với công nghệ chiết rót nóng, công nghệ vô trùng cho phép khách hàng của GEA giảm phát thải khí nhà kính bằng cách giảm sử dụng nhựa và tiết kiệm nước. Điều này có nghĩa là nhà sản xuất có thể tối ưu hóa mức tiêu thụ nhựa và nước của mình.
Ông dẫn chứng tại chính thị trường Việt Nam, với việc tiên phong đầu tư hệ thống dây chuyền Aseptic để sản xuất các sản phẩm nước giải khát có lợi cho sức khỏe, các chai đựng của Tân Hiệp Phát nhờ ứng dụng hệ thống chiết rót thế hệ thứ 7 của GEA đã giảm được trọng lượng chai đựng tới 50%, từ 27 gr xuống còn 13,5 gr, tương đương với lượng phát thải khí nhà kính CO2 giảm 20% trên mỗi chai sản phẩm. “Điều này cho phép Tân Hiệp Phát đạt được mục tiêu phát triển bền vững của họ”, ông Vincent Mauer nói.
Bên cạnh đó, nhờ chiết rót – đóng nắp ở nhiệt độ thường, công nghệ Aseptic cũng giúp giảm nhu cầu sử dụng năng lượng. Quá trình tiệt trùng UHT cũng sử dụng công nghệ ít tác động đến môi trường và có thể thu hồi nhiệt, giúp tiết kiệm năng lượng đến 90%, trong khi đó quá trình thu hồi nhiệt ở công nghệ chiết nóng chỉ đạt 60%.
Hơn nữa, nếu như sản phẩm chịu ở nhiệt độ cao trong thời gian quá dài có thể bị giảm sút chất lượng và đặc tính cảm quan thì công nghệ Aseptic giúp sản phẩm giữ được hương vị cũng như các giá trị cảm quan và dinh dưỡng. Công nghệ Aseptic thích hợp cho các đồ uống khó bảo quản. Các sản phẩm vô trùng có thể giữ ở nhiệt độ phòng đến 18 tháng mà không cần làm lạnh. Phương pháp này loại bỏ nhu cầu về chất bảo quản trong sản phẩm, phù hợp với nhu cầu hướng đến các loại đồ uống tự nhiên và có nguồn gốc hữu cơ của người tiêu dùng hiện nay.
Tân Hiệp Phát là đối tác tiên phong và duy nhất hiện nay tại Việt Nam đã đầu tư tới 10 dây chuyền sản xuất – chiết rót vô trùng tốc độ cao của GEA tại các nhà máy trải dài từ Bắc đến Nam tại Việt Nam. Sản phẩm của Tân Hiệp Phát không những được đông đảo người tiêu dùng trong nước ưa chuộng mà còn được xuất khẩu tới hơn 20 thị trường quốc tế bao gồm các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,… được chứng nhận từ Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ FDA, tiêu chuẩn Halal dành cho các quốc gia Hồi giáo.
Tổng giám đốc GEA Việt Nam tiết lộ, Tân Hiệp Phát đang là khách hàng lớn nhất sử dụng dây chuyền vô trùng GEA tại khu vực Đông Nam Á (SEAP). “GEA rất vui mừng là một đối tác chiến lược đối với tập đoàn Tân Hiệp Phát và đóng góp cho sự phát triển bền vững và thành công liên tục của Tân Hiệp Phát”, ông Vincent Mauer nói.
Tại hội thảo, ông Lê Vĩnh Chương - Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm của Tân Hiệp Phát cho biết, DN hướng đến sản xuất xanh từ việc chọn những công nghệ dẫn đầu về sự thân thiện với môi trường đến việc vận hành sản xuất để giảm thiểu tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên như tiêu thụ năng lượng và tiêu thụ nước. “Chúng tôi tin rằng với sự hợp tác cùng GEA, Tân Hiệp Phát sẽ đạt được điều đó”, ông Chương nói.
Từ khóa: chiết rót vô trùng, chiết rót vô trùng,GEA Procomac, công nghệ, nước đóng chai, phát thải
Thể loại: Kinh tế
Tác giả: ctv thùy dung/vov.vn
Nguồn tin: VOVVN