Vợ Phan Văn Anh Vũ đề nghị xem xét quyền lợi trong một số tài sản kê biên
Cập nhật: 10/01/2020
Nga tấn công dữ dội Ukraine trên thực địa, sẵn sàng cho mọi kịch bản
Giải mật cuộc đột kích 3 giờ của biệt kích Israel vào nhà máy tên lửa Syria
VOV.VN - Ngày 10/1, bà Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ bị cáo Phan Văn Anh Vũ) đề nghị HĐXX xem xét quyền lợi trong một số tài sản, nhà đất kê biên.
Vợ Phan Văn Anh Vũ đề nghị xem xét quyền lợi với một số tài sản
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ bị cáo Phan Văn Anh Vũ) được triệu tập đến tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Trước đó, tại tòa bà Hiền cho biết, những tài sản hiện giờ không có ý nghĩa gì khi chồng và em trai bàNguyễn Quang Thành, cựu Giám đốc Công ty TNHH Minh Hưng Phát đều trở thành bị cáo tại tòa.
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ tại phiên tòa. (Ảnh: Hùng Anh) |
Ngày 10/1, trình bày tại tòa bà Nguyễn Thị Thu Hiền bày tỏ mong muốn HĐXX xem xét đối với một số tài sản kê biên, trong đó có quyền lợi của bà. Cụ thể, bà Hiền cho biết nhà đất tại số 22 Cô Giang, TP Đà Nẵng là tài sản cá nhân do bà tích góp và vay ngân hàng nên đề nghị HĐXX xem xét.
Đối với các nhà đất17 Lê Duẩn, ngôi nhà số 90, số 92, số 76 Trần Quốc Toản, bà Hiền cho biết bà đứng tên nhưng không biết những tài sản này có nguồn gốc từ đâu.
“Tôi là người đại diện cho bị cáo Vũ kê biên những tài sản trên, nhưng tôi không sử dụng, không biết nguồn gốc những tài sản này. Hơn 500 người lao động đang làm việc trên tài sản, giá trị đất mà tôi và bị cáo Vũ đầu tư xây dựng. Họ cần công ăn việc làm nên đề nghị HĐXX xem xét cho những đóng góp của tôi và bị cáo Vũ cho TP Đà Nẵng". - Bà Hiền trình bày trước tòa.
Trước đó, trong phần bào chữa cho các bị cáo, nhiều luật sư nêu quan điểm các bị cáo chỉ là người thực hành quyết định của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng (tại thời điểm xảy ra sai phạm là bị cáo Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến).Bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thanh Sang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính Đà Nẵng, luật sư Đỗ Pháp cho rằng: Bị cáo Sang không phải là người tham mưu, đề xuất, đồng thời cũng không phải là đồng phạm, giúp sức cho các bị cáo Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến bởi tất cả các chủ trương đều đã được Ban Thường vụ Thành ủy và Hội đồng nhân dân thông qua. Người chịu trách nhiệm chính là Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng. Đây là quy trình khép kín của TP Đà Nẵng trong cải cách hành chính.
VKS cho rằng quy trình sai từ bước đầu
Theo VKS, các luật sư và bị cáo nêu ra một quy trình có vẻ đầy đủ nhưng để xác định nhà đất này bán chỉ định hay đấu giá đã sai ngay từ khi xếp phân loại khi nhận đơn xin mua nhà, tờ trình doanh nghiệp.
Các bị cáo không xác định nhà đất này bán chỉ định hay đấu giá. Dẫn đến các cơ quan tham mưu cho Chủ tịch bán chỉ định trái quy định quyết định 09, 140.
HĐXX phiên tòa sơ thẩm vụ thâu tóm đất công tại TP Đà Nẵng. (Ảnh: Hùng Anh) |
"Chẳng hạn như nhà 45 Nguyễn Thái Học là nhà trống. Vậy thì căn cứ nào bán chỉ định?" - VKS đặt câu hỏi.
Tiếp đó là vấn đề quyết định giá bán.Theo quy định của quyết định 09, 140 và các thông tư hướng dẫn hai quyết định này thì xác định giá thuộc trách nhiệm của Sở Tài chính. Sở Tài chính thông qua hội đồng thẩm định giá để xây dựng mức giá phù hợp với giá chuyển nhượng thực tế (thị trường) từ đó tham mưu cấp có thẩm quyền là Chủ tịch UBND để phê duyệt giá khởi điểm để đấu giá.
Theo VKS, Đà Nẵng thời điểm này đã không làm đúng quy trình. Theo đó, Chủ tịch UBND giao thẳng cho Sở Xây dựng, Tài nguyên môi trường làm chủ trì. Dẫn đến việc Sở Tài chính không được làm hết trách nhiệm.
Về việc các bị cáo nói đây là "chủ trương sáng tạo của thành phố", VKS cho rằng chủ trương phải xuất phát từ chính sách pháp luật, làm đúng luật chứ không thể đứng trên pháp luật./.
Phan Văn Anh Vũ: “Bị cáo cảm thấy rất đau đớn“
Từ khóa: Vũ nhôm, vợ Vũ nhôm, TAND TP Hà Nội, thâu tóm đất công, đất công sản Đà Nẵng
Thể loại: Pháp luật
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN