Việt Nam tham vấn lần 2 về dự án thủy điện Pak Lay (Lào)
Cập nhật: 25/09/2019
Hàng ngàn người dân, du khách ngắm pháo hoa dịp Giỗ Tổ Hùng Vương
Thời tiết hôm nay 7/4: Mưa lớn, lốc, sét gió giật mạnh ở miền núi phía Bắc
Các cơ quan, chuyên gia và nhà khoa học quan ngại về thủy điện Pak Lay nói riêng và các công trình thủy điện dòng chính sông Mekong nói chung.
Sáng 7/1/2019 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban sông Mekong Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo Tham vấn Quốc gia dự án thủy điện dòng chính Pak Lay của Lào lần thứ 2.
![]() |
Toàn cảnh hội thảo. |
Dự án được triển khai theo hình thức Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao (BOT) tại huyện Pak Lay, tỉnh Sayaboury, công suất thiết kế 700 MW, tổng vốn đầu tư hơn 2,1 tỷ USD. Chính phủ Lào dự kiến sẽ khởi công dự án thuỷ điện Pak Lay vào năm 2022 và hoàn thành vào năm 2029.
Ngoài phục vụ nhu cầu trong nước, điện từ dự án Pak Lay sẽ được xuất khẩu sang Thái Lan. Ước tính sẽ có khoảng 22.000 người bị ảnh hưởng từ dự án này.
Đây là vấn đề được Chính phủ Việt Nam quan tâm rất lớn và cũng thể hiện ở việc ban hành Nghị quyết 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó nhấn mạnh các thách thức đối với ĐBSCL, và yêu cầu phát huy hơn nữa vai trò của Ủy ban sông Mekong quốc tế, tăng cường quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước giữa các nước trong khu vực Mekong vì sự thịnh vượng chung của khu vực.
![]() |
Đại diện Bộ Quốc phòng chia sẻ tại hội thảo. |
Ngoài ra, chủ đầu tư cần bổ sung, điều chỉnh thông số kỹ thuật một số hạng mục như: âu thuyền, đường dẫn cá, cửa xả tràn…
![]() |
Đại diện Bộ Ngoại giao phát biểu tại hội thảo. |
Tuy nhiên, từ tham vấn Dự án thủy điện Pak Beng, các quốc gia thành viên đã thống nhất giao Ban Thư ký Ủy hội giúp chính phủ Lào trong các hoạt động nói trên và tiếp tục như vậy cho Dự án thủy điện Pak Lay.
Chia sẻ tại Hội thảo, ông Lê Đức Trung - Chánh văn phòng Ủy ban sông Mekong cho biết, công trình thủy điện Pak Lay cũng như những công trình thủy điện khác mà Ủy ban sông Mekong Việt Nam đang tiến hành tham vấn như Xayabury, Don Sahong và Pak Beng…
“Chúng ta rất quan tâm đến tác động của công trình thủy điện có tính chất xuyên biên giới, đó là mối quan tâm của chúng ta vì ĐBSCL ở cuối nguồn. Công trình thủy điện Pắc Lay không được tính trong tác động riêng lẻ của một công trình cần được tính trong một tổ hợp của tất cả tác động của tất cả các công trình đã và đang được xây dựng, và 11 công trình thủy điện dòng chính hiện nay đang lên kế hoạch để xây dựng. Đó mới là mối quan tâm, tác động lũy tích rất lớn. Hiện nay, theo nghiên cứu của UBSMC VM, Ủy hội sông Mekong quốc tế đều đánh giá tác động lũy tích này lớn và cần được quan tâm”, ông Trung cho biết thêm.
Đánh giá về vấn đề này ông Trung chia sẻ: “Hiện nay đối với tham vấn của công trình thủy điện Pak Lay, chúng tôi đã đánh giá tác động của công trình trên rất nhiều lĩnh vực, chế độ dòng chảy, chất lượng nước, thủy sản, giao thông thủy…tác động hiện nay do thiếu thông tin, phương pháp đánh giá của quốc tế hiện nay vẫn chưa đủ. Nhưng nếu nhìn theo tác động lũy tích sẽ thấy lớn và cần phải tiếp tục góp ý thêm cho các chủ đầu tư, các chính phủ để làm sao giảm thiếu tác động đến hạ lưu, đảm bảo sử dụng và quản lý bền vững nguồn tài nguyên nước chung trên sông Mekong”.
![]() |
Ông Phùng Tiến Dũng (Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia - Bộ TN&MT) phát biểu tại hội thảo. |
Từ khóa:
thủy điện Pak Lay,
sông Mekong,
Lào,
ĐBSCL,
Thể loại: Xã hội
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN