Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ các quốc gia chuyển tiếp sau xung đột

Cập nhật: 17/02/2020

VOV.VN - Theo Đại sứ Đặng Đình Quý, tiến trình công lý trong giai đoạn chuyển tiếp phải bắt nguồn từ người dân và do người dân làm chủ.

Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc hôm qua (13/2) đã tổ chức thảo luận mở với chủ đề “Công lý trong giai đoạn chuyển tiếp: Cấu phần quan trọng trongxây dựng nền hòa bình bền vững”. Cuộc thảo luận được chủ trì bởi Ngoại trưởng Bỉ, Chủ tịch luân phiên tháng 2/2020.

Phát biểu của các thành viên Hội đồng Bảo an và các nước đều cho rằng có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau giữa công lý và hòa bình và các tiến trình công lý trong giai đoạnchuyển tiếp cần do người dân làm chủ, không thể áp đặt một mô hình chung hoặc mô hình của nước này lên nước khác. Nhiều nước chia sẻ kinh nghiệm vận dụng các phương thức khác nhau của công lý trong giai đoạnchuyển tiếp tại quốc gia mình.

viet nam san sang ho tro cac quoc gia chuyen tiep sau xung dot hinh 1
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc.

Các nước này cũng khuyến nghị HĐBA cần tăng cường phối hợp và tranh thủ vai trò tư vấn của Ủy ban Xây dựng hòa bình (PBC), tăng cường phối hợp với các tổ chức khu vực như Liên minh châu Phi (AU), hỗ trợ các quốc gia thành viên tăng cường năng lực, nhất là năng lực tư pháp. Bên cạnh ủng hộ các cơ chế bảo đảm trách nhiệm đối với các tội ác nghiêm trọng gây ratrong quá khứ, các nước cũng khẳng định cần áp dụng linh hoạt và áp dụng các biện pháp hòa giải dân tộc, đáp ứng các yêu cầu của nạn nhân được lên tiếng và được bồi thường.

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, cho biết mục tiêu cuối cùng của công lý chuyển tiếp là hòa hợp dân tộc và phát triển bền vững, do đó cần phải tính đến lợi ích lâu dài của đất nước, dân tộc, xóa bỏ các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến xung đột. Theo Đại sứ Đặng Đình Quý, tiến trình công lý trong giai đoạnchuyển tiếp phải bắt nguồn từ người dân và do người dân làm chủ, có sự tham gia của tất cả người dân, bao gồm cả phụ nữ, thanh niên, trẻ em và các nhóm người dễ bị tổn thương; không thể áp đặt một mô hình bất kỳ hoặc sao chép từ một quốc gia khác; cộng đồng quốc tế có thể hỗ trợ tăng cường năng lực, chia sẻ kinh nghiệm; tổ chức khu vực có vai trò bổ trợ.

Đại sứ Đặng Đình Quý chia sẻ Viện hòa bình và hòa giải do ASEAN thành lập có vai trò tích cực trong tăng cường năng lực hòa giải, xây dựng hòa bình và thúc đẩy vai trò của phụ nữ và trẻ em. Đại sứ bày tỏ, Việt Nam hoàn toàn hiểu, chia sẻ khó khăn mà các quốc gia trong giai đoạn chuyển tiếp sau xung đột gặp phải và sẵn sàng hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với các nước trong thời gian nhiệm kỳ Hội đồng Bảo an 2020-2021 cũng như trong các cơ chế khác./.

Từ khóa: hội đồng bảo an, đại sứ Đặng Đình Quý, ASEAN, Chủ tịch luân phiên

Thể loại: Nội chính

Tác giả:

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập