Việt Nam nỗ lực đóng góp vào các giá trị chung của nhân loại về quyền con người
Cập nhật: 12/10/2022
Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng” tại Kiên Giang
Quân đội Việt Nam - Ấn Độ trao đổi, củng cố kiến thức, kỹ năng tại VINBAX-2024
VOV.VN - Không chỉ có các quốc gia ASEAN mà còn rất nhiều nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh… đã bỏ phiếu tán thành Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc. Có thể nói Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong việc bảo vệ quyền con người.
Ngày 11/10/2022 tại Trụ sở Liên Hợp Quốc (New York, Hoa Kỳ), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã bầu 14 quốc gia làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025, trong đó có Việt Nam. Phóng viên thường trú VOV tại Indonesia đã có cuộc phỏng vấn ông Veeramalla Anjjaiah- Chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Trung tâm nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á có trụ sở tại Indonesia về sự kiện quan trọng này đối với Việt Nam.
PV: Việt Nam nằm trong nhóm châu Á - Thái Bình Dương - khu vực có sự cạnh tranh cao nhất cho vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ này. Ông đánh giá thế nào về kết quả cuộc bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 11/10?
Ông Veeramalla Anjjaiah: Vâng, xin chúc mừng Việt Nam. Việt Nam đã trở thành thành viên trong nhiệm kỳ 3 năm của Hội đồng nhân quyền, cơ quan có vai trò quan trọng hàng đầu trong hệ thống Liên Hợp Quốc trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Đây là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với những chính sách, cam kết và nỗ lực của Việt Nam trong việc tôn trọng và đảm bảo quyền con người. Tôi cũng xin chúc mừng các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương bao gồm Bangladesh, Maldives, Kyrgyzstan cùng với Việt Nam đã được lựa chọn trong cuộc bỏ phiếu.
PV: Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam được các thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhất trí ủng hộ là ứng cử viên duy nhất của ASEAN cho vị trí này; đồng thời cũng là ứng cử viên châu Á duy nhất của Cộng đồng Pháp ngữ. Ông có thể điểm qua những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong việc đảm bảo vấn đề quyền con người?
Ông Veeramalla Anjjaiah: Vâng không chỉ có các quốc gia ASEAN mà còn rất nhiều nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh… đã bỏ phiếu tán thành Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Có thể nói Việt Nam đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong việc bảo vệ quyền con người, đặc biệt trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước vì lợi ích của người dân.
Trong lĩnh vực này Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trong tất cả các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và điểm số SDG trên tất cả các lĩnh vực là 72,76. Việt Nam trong những năm qua đã thực hiện thành công nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người trong các lĩnh vực này. Ngoài ra, một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong việc bảo đảm quyền con người là công cuộc xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân với tỷ lệ giảm đói nghèo từ 40,50% năm 2012 xuống còn 2,23% vào năm 2021.
PV: Xin ông đánh giá thế nào về sự đóng góp quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền?
Ông Veeramalla Anjjaiah: Như các bạn thấy đấy, Việt Nam là một quốc gia ổn định và hòa bình. Chính phủ Việt Nam cam kết bảo vệ các vấn đề nhân quyền và quyền tự do cho người dân tại đất nước của họ. Đó cũng là một đóng góp tốt về vấn đề nhân quyền. Là một quốc gia có trách nhiệm, Việt Nam cũng luôn ủng hộ việc bảo vệ các vấn đề nhân quyền và nhân phẩm trên toàn cầu. Việt Nam nỗ lực đóng góp vào các giá trị chung, tích cực và tiến bộ của nhân loại về quyền con người thông qua việc tích cực tham gia các diễn đàn liên quan đến quyền con người của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế khác.
PV: Xin cảm ơn ông!./.
Từ khóa: Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, ông Veeramalla Anjjaiah, Chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Trung tâm nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN