Việt Nam nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt
Cập nhật: 06/11/2024
Loại quả nhỏ bé nhưng lại “siêu bổ dưỡng”, không khí lạnh tràn về càng nên ăn
Loại quả Việt đi đâu cũng thấy, ăn vào buổi sáng lại bổ dưỡng không ngờ
VOV.VN - Để phản đối quy định bắt buộc sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm, thời gian qua, một số cá nhân, doanh nghiệp đã lên tiếng cho rằng sử dụng muối i-ốt trên diện rộng sẽ dẫn đến nguy cơ cường giáp hoặc bệnh lý khác cho người người thừa i-ốt. Bộ Y tế cho rằng, lập luận này thiếu cơ sở khoa học.
Theo Bộ Y tế, sau 6 năm triển khai thi hành Nghị định số 19/1999/NĐ-CP về việc sản xuất và cung ứng muối i-ốt cho người ăn (thay thế cho Quyết định số 481/TTg về việc tổ chức và vận động toàn dân ăn muối i-ốt), nước ta đã thanh toán được tình trạng thiếu i-ốt và đạt được các tiêu chuẩn quốc tế vào năm 2005: tỷ lệ bao phủ với muối i-ốt dủ tiêu chuẩn phòng bệnh ≥ 90%, mức trung vị i-ốt niệu ≥ 100 mcg/l và tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi < 5%.
Sau đó, ngày 29/12/2005, Chính Phủ đã ban hành NĐ số 163/2005/NĐ-CP thay thế NĐ 19 để chuyển sang cơ chế quản lý mới, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống các rối loạn thiếu i-ốt trở thành hoạt động thường quy của Bộ Y tế và các bộ ngành có liên quan. Việc sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm không còn là bắt buộc nữa.
Sau 9 năm thi hành NĐ số 163, Bộ Y tế đánh giá chưa đến 50% tỉnh, thành phố trên cả nước đạt tỷ lệ bao phủ muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (mức khuyến cáo của WHO là tỷ lệ bao phủ muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh phải đạt >90%), mức trung vị i-ốt niệu là 84 mcg/l, thấp hơn khoảng an toàn theo khuyến cáo của WHO (100-199 mcg/l).
Tỷ lệ này cao gấp gần 2 lần so với khuyến nghị của WHO (<5%) và cao gần gấp 3 lần so với số liệu năm 2005 của Việt Nam (là 3,6%) khi tuyên bố thanh toán tình trạng bướu cổ và các rối loạn do thiếu i-ốt.
Năm 2014-2015, tỷ lệ bướu cổ trẻ em 8-10 tuổi đã tăng lên 8,3% (điều tra trên quy mô toàn quốc trên hàng nghìn trẻ). Khẳng định Việt Nam thiếu i-ốt không chỉ ở miền núi mà còn thiếu ở cả các khu vực duyên hải miền trung (ven biển).
Theo Báo cáo 2021 của Mạng Lưới Toàn cầu về Phòng Chống các rối loạn do thiếu i-ốt, hiện Việt Nam vẫn đang nằm trong nhóm 26 nước còn lại trên thế giới bị thiếu i-ốt.
Theo Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019-2020 tại Việt Nam, trung vị i-ốt niệu của đối tượng trẻ em toàn quốc (trên 6 tuổi) là 113,3 mcg/l, trẻ em miền núi là 90,0 mcg/l, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là 98,9 mcg/l, (trong khi mức khuyến cáo của WHO cho các đối tượng này là 100-199mgc/l); phụ nữ có thai là 85,3 mcg/l (mức khuyến cáo của WHO cho các đối tượng này là 150-249mgc/l).
Hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn chỉ chiếm 27%, trong khi khuyến cáo của WHO là phải trên 90%. Như vậy chỉ số trung vị i-ốt niệu và chỉ số hộ gia đình sử dụng muối i-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đều đạt ở mức nguy cơ cận dưới và không đạt so với khuyến cáo của WHO.
Do đó, Bộ Y tế khẳng định không có bất kỳ lo ngại nào liên quan đến việc toàn dân sử dụng muối i-ốt, bao gồm muối i-ốt dùng trong hộ gia đình và trong chế biến thực phẩm, tại Việt Nam chưa bao giờ có trường hợp người dân thừa i-ốt.
Từ khóa: Việt Nam, Việt Nam, thiếu i-ốt, Bộ Y tế
Thể loại: Y tế
Tác giả: đinh trang/vov2
Nguồn tin: VOVVN