Việt Nam hoan nghênh cộng đồng quốc tế chia sẻ vaccine ngừa Covid 19
Cập nhật: 15/08/2021
Ủy ban Kiểm tra Trung ương giảm 2 vụ và 7 phòng
Phó thủ tướng Lê Thành Long dự lễ kỉ niệm 65 năm Ngày Bến Tre Đồng Khởi
(VOV5) -Bà Lê Thị Thu Hằng cũng chia sẻ, với tinh thần trách nhiệm chung tay cùng cộng đồng quốc tế kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam cũng đóng góp cho cơ chế COVAX 500 nghìn USD.
Chiều 8/7, Bộ Ngoại giao tổ chức cuộc họp báo thường kỳ tháng 7 dưới hình thức trực tuyến, để thông báo những vấn đề đối ngoại đáng quan tâm, dặc biệt, vấn đề an ninh chủ quyền biển đảo cũng như các quan điểm của Việt Nam trong việc chung tay đối phó với dịch bệnh hiện nay trên toàn cầu.
Sáng 7/7, lô vaccine đầu tiên của Pfizer/BioNTech đã về Việt Nam. Ảnh: Bộ Y tế |
Tại cuộc họp, Người Phát ngôn Lê Thị Thu Hằng hoan nghênh và đánh giá cao sự hỗ trợ của Liên hợp quốc, các nước, các tổ chức quốc tế trong việc chia sẻ hỗ trợ nguồn vaccine cho Việt Nam để ngừa Covid 19:
Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, Việt Nam hoan nghênh, đánh giá cao và mong muốn các quốc gia các tổ chức quốc tế, nêu cao tinh thần đoàn kết trách nhiệm, tăng cường chia sẻ thông tin, công nghệ, tài chính, y tế đặc biệt là vaccine để cùng phòng chống và kiểm soát dịch bệnh sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường. Việt Nam đã tiếp nhận 4,4 triệu liều Astra Zeneca, 2000 liều Spunik V, 500 nghìn liều của công ty Sinopham, gần 100 nghìn liều vaccine Pfizer, sắp tới sẽ là 2 triệu liều Moderna.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng. Ảnh: VOV |
Bà Lê Thị Thu Hằng cũng chia sẻ, với tinh thần trách nhiệm chung tay cùng cộng đồng quốc tế kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam cũng đóng góp cho cơ chế COVAX 500 nghìn USD.
Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến việc Đại học Tôn Trung Sơn (Quảng Châu, Trung Quốc) dự định đưa tàu nghiên cứu tới hoạt động trái phép ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ:Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa, cũng như quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Mọi hoạt động thăm dò, khảo sát, và nghiên cứu khoa học mà không được sự cho phép của Việt Nam là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, bất hợp pháp và vô giá trị.
Từ khóa: VOV, VOVworld, VOV5, Bộ Ngoại giao, người phát ngôn, Lê Thị Thu Hằng, chủ quyền, cơ chế COVAX
Thể loại: Nội chính
Tác giả:
Nguồn tin: VOV5