Vì sao việc ngồi lâu lại ảnh hưởng xấu đến cơ thể bạn?
Cập nhật: 06/09/2022
VOV.VN - Nếu ngồi quá nhiều trong một thời gian dài khiến cho não có thể trông giống như người mắc chứng mất trí nhớ. Ngồi nhiều cũng làm tăng nguy có mắc các bệnh như tim, tiểu đường, đột quỵ, huyết áp và cholesterol cao.
1. Giảm tuổi thọ: Tuổi thọ của bạn có thể bị giảm đi đáng kể vì bất kỳ nguyên nhân nào bạn có thể nghĩ tới nếu bạn ngồi lâu trong một thời gian dài cho dù bạn có tập thể dục hàng ngày hay không cũng chẳng ích gì. Tất nhiên, bạn không thể lấy nó làm cái cớ để không tập thể dục. Nếu bạn không tập thể dục thì tuổi thọ của bạn càng dễ đi xuống trầm trọng.
2. Có nhiều khả năng bị sa sút trí tuệ: Nếu bạn ngồi quá nhiều, não của bạn có thể trông giống như của người bị sa sút trí tuệ. Ngồi cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, đột quỵ, huyết áp cao và cholesterol cao, tất cả đều là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Thay vì ngồi nhiều và chỉ tập thể dục vào một khoảng thời gian trong ngày, bạn nên giữ cho cơ thể bạn luôn ở trong trạng thái chuyển động. Như vậy, khả năng mắc những căn bệnh kể trên sẽ thấp hơn.
3. Những buổi tập thể dục sẽ không còn tác dụng: Hậu quả của việc ngồi quá nhiều là khó có thể thích ứng được với việc tập thể dục. Ngay cả khi bạn tập thể dục 7 giờ một tuần - nhiều hơn nhiều so với 2-3 giờ được đề xuất - bạn cũng không thể đảo ngược lại những hậu quả của việc ngồi 7 giờ một lúc. Đừng vứt bỏ tất cả những công việc khó khăn tại phòng tập thể dục bằng cách nằm dài hay ngồi lâu chiếc ghế sofa trong thời gian còn lại của ngày. Hãy nhớ rằng bạn nên liên tục di chuyển!
4. Khả năng mắc bệnh béo phì tăng cao: Bạn cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn nếu bạn ngồi cả ngày. Và nó không chỉ vì bạn đốt cháy ít calo hơn mà còn là việc ngồi lâu thực sự đã khiến bạn béo phì. Không rõ lý do tại sao, nhưng các bác sĩ cho rằng việc ngồi có thể thay đổi cách cơ thể bạn phản ứng với insulin, loại hormone giúp nó đốt cháy đường và carbs để tạo năng lượng.
5. Xuất hiện các cục máu đông trong tĩnh mạch sâu của cơ thể: Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) là cục máu đông hình thành ở chân của bạn, thường là do bạn ngồi yên quá lâu. Nó có thể trở nên nghiêm trọng nếu cục máu đông vỡ ra và đọng lại trong phổi của bạn. Một số người có thể cảm thấy rất đau, nhưng một số người lại không thấy có triệu chứng. Đó là lý do tại sao bạn nên dừng ngay việc làm quen với chiếc sofa nhà bạn.
6. Dễ mắc chứng lo âu: Có thể là bạn thường ở một mình và tham gia vào một gameshow trên màn hình. Nếu điều này làm gián đoạn giấc ngủ của bạn, bạn có thể dễ trở nên lo lắng hơn. Thêm vào đó, dành quá nhiều thời gian ở một mình có thể khiến bạn mất dần những mối quan hệ với bạn bè và những người thân yêu, điều này có liên quan đến chứng lo âu. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm ra nguyên nhân chính xác.
7. Đau lưng: Vị trí ngồi gây áp lực rất lớn lên cơ lưng, cổ và cột sống của bạn. Điều đó thậm chí còn tồi tệ hơn nếu bạn chùng xuống. Hãy tìm một chiếc ghế công thái học - điều đó có nghĩa là nó sẽ có chiều cao phù hợp và hỗ trợ lưng bạn ở những vị trí thích hợp. Nhưng hãy nhớ rằng, cho dù bạn có cảm thấy thoải mái đến đâu, thì lưng của bạn vẫn sẽ không thích việc bạn ngồi lâu. Hãy đứng dậy và di chuyển khoảng một hoặc hai phút sau mỗi nửa giờ để giữ cho cột sống của bạn luôn thẳng hàng.
8. Giãn tĩnh mạch: Ngồi quá lâu dẫn đến việc máu có thể đọng lại ở chân. Điều này làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch trong cơ thể. Chúng có thể sưng lên, xoắn lại hoặc phồng lên – hay còn được bác sĩ gọi là chứng giãn tĩnh mạch. Bạn cũng có thể nhìn thấy các tĩnh mạch theo dạng mạng nhện, các bó mạch máu bị đứt gần đó. Chúng thường không nghiêm trọng nhưng có thể gây đau nhức. Bác sĩ có thể cho bạn biết về các lựa chọn điều trị nếu bạn cần.
9. Ung thư: Bạn có thể dễ bị ung thư ruột kết, nội mạc tử cung hoặc ung thư phổi. Bạn càng ngồi nhiều, khả năng mắc bệnh của bạn càng cao. Phụ nữ lớn tuổi có tỷ lệ mắc ung thư vú cao hơn. Điều đó sẽ không thay đổi nếu bạn là người có một cái nhìn cực kì tích cực trong cuộc sống của bạn. Tuy nhiên điều quan trọng ở đây vẫn là bạn quyết định ngồi trong bao lâu.
10. Làm sao để làm quen được với việc đứng vững suốt ngày dài: Đứng lên và vươn vai sau mỗi nửa giờ hoặc lâu hơn hay chạm vào những ngón chân của bạn, đi dạo quanh văn phòng, đứng tại bàn làm việc của bạn. Tất cả những điều này có thể giúp ngăn chặn những tác động tiêu cực của việc ngồi liên tục và giúp bạn có được sức khỏe tốt./.
Từ khóa: ngồi quá nhiều, tập thể dục, vận động, ngồi lâu
Thể loại: Y tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN