Vì sao giới nhà giàu châu Á đổ tiền đầu tư cho con sang Mỹ du học?
Cập nhật: 25/09/2019
TP.HCM sẽ ra mắt “cẩm nang đầu tư” dành cho kiều bào
Phiên chợ đặc sản bản địa đem hương vị Tết mọi miền đến TPHCM
VOV.VN - Bloomberg nhận định: Giới nhà giàu ở châu Á xem các trường đại học ở Mỹ như "tấm vé vàng" giúp đảm bảo tương lai cho con cái.
Theo nhận định của hãng Bloomberg, các bậc cha mẹ châu Á từ lâu đã xem các trường đại học ở Mỹ là "tấm vé vàng" đảm bảo tương lai tươi sáng cho con cái mình. Vì thế, nhiều người cho con du học từ nhỏ, thậm chí từ khi mới hơn 10 tuổi, vào học cấp 2.
Ngày càng nhiều con nhà giàu từ châu Á sang Mỹ du học từ khi còn nhỏ. (Ảnh: Bloomberg) |
"Tấm vé vàng"
Philip Tsuei ở Đài Loan (Trung Quốc) là một trường hợp như vậy. Cậu bé bắt đầu được gửi sang Massachusetts (Mỹ) du học khi mới 12 tuổi để theo học cấp hai ở xứ sở cờ hoa.
Năm nayPhilip Tsuei đã 23 tuổi. "Điều đó thật sự đáng sợ. Tôi có cảm giác như mình bị tuyên án án tử hình. Tôiđếm ngược từng ngày để mong được về nhà", Bloomberg dẫn lời Philip Tsuei chia sẻ.
Nhưng Philip Tsuei biết đó là nhiệm vụ của mình, cũng như anh trai của cậu đã thực hiện trước đó, để thuận lợi hơn cho việc nộp đơn vào các trường đại học ở Mỹ sau này.
Thống kê cho thấy, ngày càng nhiều gia đình châu Á - đặc biệt là từ Trung Quốc - gửi con cái theo học ở những trường cấp 2 nội trú của Mỹ, dù mức học phí khá đắt, lên đến 74.000 USD/năm (trên 1,7 tỷ đồng/năm). Họ hy vọng rằng với sự khởi đầu sớm này sẽ giúp con cái dễ thi đậu vào các trường cấp 3, đại học danh tiếng.
Dường như giáo dục trung học cơ sở đã trở thành một thị trường ngách ở Mỹ. Tại Trường trung học Fay, bang Massachusetts, số đơn xin nhập học nội trú từ nước ngoài (lớp 7-9) tăng liên tục trong những năm gần đây, trong khi đó lượng ứng viên tại Mỹ gần như không thay đổi.
Trường Berment cũng ghi nhận thực trạng tương tự. Còn trường Eaglebrook nhận lượng lớn đơn đăng ký nhập học từ Trung Quốc, nhiều đến nỗi họ phải tổ chức một chương trình đánh giá trình độ tiếng Anh riêng cho các ứng viên từ quốc gia này.
John Rao, năm nay 21 tuổi, cũng là một trong những người tiên phong của làn sóng du học từ nhỏ. Khi John Rao mới 13 tuổi cậu đã được bố - giám đốc một tập đoàn công nghệ - gửi sang Mỹ du học.Khoảng 10 năm trước, rất hiếm gia đình cho con đi học xa nhà đến nửa vòng trái đất khi chúng còn nhỏ.
Theo thống kê từ Viện Giáo dục Quốc tế, học sinh vùng Đông Á chiếm phần lớn số học viên quốc tế tại Mỹ, chủ yếu đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Dù tăng trưởng chậm lại nhưng số học sinh Trung Quốc vẫn chiếm tới 37% số học sinh trung học nước ngoài tại Mỹ năm 2018.
Du học sinh quốc tế tại Mỹ chủ yếu đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam, Mexico, Brazil... |
"Trạm trung chuyển" tới các trường danh tiếng
Một số trường cấp 2 tại Mỹ này nhận được các khoản tài trợ hàng chục triệu hay thậm chí là 100 triệu USD cùng các cơ sở hạ tầng, vật chất vượt xa một các trường đại học. Trường Eaglebrook thậm chí còn có khuôn viên rộng hơn 3 triệu m2 với sân trượt tuyết riêng. Trường nội trú Fay sở hữu 8 sân tennis, 4 sân bóng rổ, 2 hồ bơi nước nóng ngoài trời, 2 trung tâm thể dục, 1 sân cỏ và tường leo núi trong nhà.
Bên cạnh cơ sở vật chất, các bậc phụ huynh rất quan tâm tới mối quan hệ giữa các trường cấp 2 với một số trường trung học phổ thông danh tiếng tại Mỹ. Nhiều học sinh châu Á sẽ theo học cấp 3 tại các trường nổi tiếng như Học viện Phillips Andover, Học viện Phillips Exeter, Choate Rosemary Hall, Học viện Deerfield...Và những trường cấp 3 này được xem là "trạm trung chuyển" đến các đại học hàng đầu thế giới trong khối Ivy League như Harvard, Yale, Princeton...
Philip Tsuei và John Rao cũng như nhiều bạn cùng lớp là con em của các doanh nhân giàu có. Những câu chuyện về kỳ nghỉ xa xỉ hay máy bay phản lực tư nhân là câu chuyện không mấy xa lạ đối với học sinh trường Eaglebrook.
Bloomberg dẫn lời của Yuan-Hsiu Lien - một giáo viên tiếng Trung tại trường Eaglebrook - cho biết: Những bậc phụ huynh gửi con đến trường nội trú Mỹ hầu hết là những doanh nhân thành đạt, và hiểu giá trị của tấm bằng đại học danh tiếng. Nhưng việc đi du học từ lúc còn quá nhỏ quả thật là một thách thức lớn đối với đứa trẻ bởi chúng luôn khao khát được về nhà và sống trong vòng tay bố mẹ, gia đình./.
Từ khóa: giới nhà giàu châu Á, cho con sang Mỹ du học, du học ở Mỹ, trường đại học Mỹ, gửi con sang Mỹ học
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN