Vì sao chúng tôi quyết định thành lập chi bộ đảng trong doanh nghiệp?
Cập nhật: 11/10/2023
Sắp xếp tổ chức tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. (28/11/2024)
Rà soát các chính sách phát triển điện lực, tránh dàn trải nguồn lực, khả thi (25/11/24)
VOV.VN - Phát triển tổ chức đảng, đảng viên trong doanh nghiệp là chủ trương nhất quán, xuyên suốt của Đảng, được cụ thể hóa bằng nhiều nghị quyết, quy định… Tuy nhiên tại nhiều địa phương, công tác này chưa đạt chỉ tiêu đề ra do những lý do khác nhau.
Tại Hà Tĩnh, đến nay có 72 doanh nghiệp có tổ chức đảng; tổng số đảng viên trong doanh nghiệp là 3.645 đảng viên. Từ năm 2018 đến nay, thành lập mới được 42 tổ chức đảng với 08 đảng bộ, chi bộ cơ sở và 34 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở; đây được xem là sự nỗ lực phấn đấu của Hà Tĩnh trong việc thực hiện phát triển đảng trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, con số này vẫn còn khiên tốn so với tổng số hơn 5.700 doanh nghiệp trên địa bàn. Câu hỏi đặt ra là, tại sao việc phát triển đảng trong doanh nghiệp đã được quan tâm, chú trọng, nhưng khó thực hiện. Phóng viên VOV phỏng vấn ông Hồ Gia Bảo, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục HBE – 1 trong 8 Doanh nghiệp ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã thành lập chi bộ Đảng.
PV: Hiện nay số lượng quần chúng, thanh niên ưu tú đang làm việc trong các công ty, doanh nghiệp rất lớn. Nhưng các đơn vị này không mặn mà với việc thành lập tổ chức đảng, phát triển đảng viên. Ông nghĩ sao về điều này?
Ông Hồ Gia Bảo: Sau khi Thị uỷ Kỳ Anh có một chương trình, tìm giải pháp để phát triển tổ chức Đảng và tổ chức quần chúng trong các doanh nghiệp, chúng tôi nhận thức rằng, đây là một việc rất đúng đắn. Tuy nhiên, có hai mặt, tại sao doanh nghiệp người ta khó khăn, người ta không dám vào các hoạt động này thì có thể là do nhận thức. Về nhận thức của tôi thì có hai mặt. Ảnh hưởng tốt là khi một doanh nghiệp có tổ chức Đảng thì sẽ là động lực để cho những đảng viên cống hiến, thể hiện vai trò lãnh đạo của mình trong một tổ chức hoặc là anh đang làm doanh nghiệp. Đấy là cơ hội để họ thể hiện vai trò lãnh đạo.
Thứ hai là cơ hội để họ sinh hoạt tại nơi làm việc của họ thiết thực và hiệu quả hơn. Mặt tốt thứ hai, khi có tổ chức Đảng thì công ty đó sẽ làm việc rất bài bản, vừa là Đảng vừa là chính quyền, vừa là quân chúng, tạo sự đồng bộ và vai trò làm chủ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. Có người lao động trẻ thì đó là quyền lợi hợp pháp cho những đoàn viên, những người khác trong tổ chức công đoàn thì đó là đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động. Nếu không có tổ chức Đảng, không có tổ chức đoàn, công đoàn, thì rõ ràng người lao động rất thiệt thòi.
PV: Như ông nói thì rõ ràng tổ chức đảng có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp. Công ty của ông là 1 trong 8 công ty ở thị xã Kỳ Anh có tổ chức đảng. Vậy tại sao, các doanh nghiệp khác vẫn chưa mặn mà với việc thành lập tổ chức đảng trong đơn vị mình?
Ông Hồ Gia Bảo: Tại sao nhiều doanh nghiệp không dám, không muốn để có tổ chức Đảng và tổ chức quần chúng khác. Tất nhiên là tổ công đoàn rồi, còn tổ chức Đảng và tổ chức Đoàn thanh niên, các chủ doanh nghiệp còn chần chừ, có người không muốn. Bởi hai lẽ: doanh nghiệp chỉ lo 3 việc. Thứ nhất là thi hành pháp luật của doanh nghiệp và người lao động. Thứ hai là đảm bảo nghĩa vụ thuế. Thứ ba là đảm bảo các chế độ hợp pháp cho người lao động, trong đó có liên quan đến bảo hiểm. Bây giờ có tổ chức đảng là phải sinh hoạt theo Điều lệ Đảng; phải đúng ngày, giờ, theo một nguyên tắc thì chủ doanh nghiệp không thích.
Ý thứ hai nữa là, khi đánh giá thi đua. Đánh giá thi đua của tổ chức Đảng, Đoàn, thì nó gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương. Rõ ràng khi có tổ chức đảng, tổ chức quần chúng, cuối cùng phải kéo theo là lo toan, sắp xếp, thậm chí mất thời gian. Cho nên họ ngại, họ không muốn, chứ họ không chống. Mặt còn lại nữa là khi có tổ chức đảng, tổ chức quần chúng thì rõ ràng doanh nghiệp đó phải làm bài bản, bài bản là biểu hiện tôn trọng tổ chức, bài bản thể hiện lòng tự trọng một doanh nghiệp.
PV: Vậy tại sao ông quyết định thành lập chi bộ đảng trong doanh nghiệp mình. Ông không sợ những quy định của Đảng ràng buộc, khó khăn đối với hoạt động của doanh nghiệp?
Ông Hồ Gia Bảo: Đối với doanh nghiệp chúng tôi, sau khi được tham gia hội nghị của Thường trực Thị ủy Kỳ Anh, chúng tôi nhận thức lại là, nếu có tổ chức Đảng và tổ chức Đoàn thì sẽ là động lực, truyền cảm hứng cho những người có trách nhiệm, làm tốt hơn cho doanh nghiệp. Đó là nhận thức, ý thức và hành động.
Thứ 2, là khi có tổ chức đảng thì sẽ là cơ hội để Đảng tuyên truyền, quảng bá truyền thống này cho Công ty chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi không phải vì thành tích, chúng tôi vì một ngôi trường, sự nhận diện của phụ huynh, phụ huynh thích đưa con đến, không ai ràng buộc gì cả. Cái quan trọng của chúng tôi là xây dựng một môi trường làm cho phụ huynh thích, dân thích, cộng đồng thích, thì họ đến với chúng tôi và họ đến thì chúng tôi hiệu quả, họ không đên thì chúng tôi thất bại. Từ đó, chúng tôi quyết định sẽ hoàn thiện tổ chức đảng và các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp. Cách đi của chúng tôi là như vậy, đó là xuất phát điểm của chúng tôi. Tại sao chúng tôi nhiệt tình, hăng hái và quyết tâm để có tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp là như vậy.
PV: Vậy thực tế, sau thời gian các chi bộ ở doanh nghiệp đi vào hoạt động, cảm nhận của ông thế nào?
Ông Hồ Gia Bảo: Đến nay, Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục HBE có một tổ chức hoàn thiện, có tổ chức Đảng trong doanh nghiệp, có tổ chức đảng ở 3 trường trong hệ thống của chúng tôi. Công ty Cổ phần phát triển giáo dục HBE hiện tại đã hoàn thiện, doanh nghiệp có tổ chức Đảng và các tổ chức quần chúng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì tổ chức Đảng cấp trên phải làm thế nào để hiểu đúng đặc thù của từng doanh nghiệp, khi đánh giá nhiệm vụ chính trị cơ bản của họ là gì. Nếu theo ba - rem chung thì doanh nghiệp sẽ rất khó khăn, thậm chí là nếu sai mục tiêu của doanh nghiệp thì có khi lại phải giải thể.
Nếu như tổ chức đảng cấp trên mà hiểu đúng và đặt ra đặc thù của cơ sở đó để thấy hết sự cố gắng và đặc biệt đánh giá rất cao hoạt động chính trị của họ thì lại tạo ra động lực cho doanh nghiệp và phát triển.
PV: Ông vừa nói đến vai trò và sự phấn đấu của tuổi trẻ. Nếu họ làm việc trong các doanh nghiệp không có tổ chức Đảng, theo ông đó có là thiệt thòi không?
Ông Hồ Gia Bảo: Nếu như không có tổ chức Đảng thì sẽ hạn chế chí tiến thủ và lý tưởng của người lao động trẻ. Nếu như có tổ chức Đảng thì người ta hướng tới là phải vào Đảng để cống hiến. Ở doanh nghiệp chúng tôi hoàn toàn thể hiện được cái đấy, 50 % là người lao động trẻ, hầu hết là lao động xuất sắc, tiêu biểu. Và nếu như không có tổ chức Đảng thì họ không có đầu ra của một sự đánh giá, họ chỉ nghỉ đến hợp đồng lao và ăn lương thôi.
Chẳng hạn khi chúng tôi đề xuất với Thị uỷ để tham gia trở thành 1 tổ chức Đảng thì lớp học đối tượng đảng đầu tiên cả thị xã có 62 người, riêng cơ sở chúng tôi có 26 người tham gia lớp đó. Để nói rằng, khi đã có rồi thì người lao động hứng khởi, tự nguyện tham gia. Tôi phấn khởi vì mong muốn của mình đã chạm vào trái tim của những người lao động trẻ, thậm chí có những đồng chí già rồi rất mong muốn được kết nạp đảng, nhưng từ xưa đến giờ chưa có cơ sở nào để kết nạp họ vào đảng.
Bất kỳ doanh nghiệp nào nếu mình làm tốt công tác động viên, tạo ra lý tưởng cho người lao động thì đều tốt cho doanh nghiệp. Quan điểm của chúng tôi là thế.
PV: Trân trọng cảm ơn ông!
Từ khóa: doanh nghiệp, đảng trong doanh nghiệp, chi bộ đảng trong doanh nghiệp, hà tĩnh, chi bộ đảng, đảng, chủ trương của đảng, đảng viên, chủ trương nhất quán, đảng bộ cơ sở, doanh nghiệp
Thể loại: Nội chính
Tác giả: sỹ đức/vov1
Nguồn tin: VOVVN