TS Trần Hữu Sơn: Chủ động phòng tránh dịch bệnh khi đi hội đầu xuân

Cập nhật: 31/01/2020

VOV.VN -TS. Trần Hữu Sơn, Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nhấn mạnh phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban bí thư.

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã gửi công văn đề nghị UBND tỉnh, thành phố triển khai phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tại địa phương để thường xuyên cập nhật, theo dõi tình hình dịch bệnh, kịp thời thông tin đầy đủ, chính xác đến người dân và du khách. Trong trường hợp cần thiết tạm dừng các hoạt động tập trung đông người; căn cứ tình hình thực tế, chỉ đạo thực hiện nghiêm biện pháp tạm ngừng tổ chức lễ hội theo đúng quy định.

ts tran huu son: chu dong phong tranh dich benh khi di hoi dau xuan hinh 1
Cục Văn hóa cơ sở đã gửi công văn gửi Sở VHTT&DL tỉnh Phú Thọ đề nghị tạm ngừng tổ chức Lễ hội chọi trâu xã Phù Ninh.

Về phía địa phương và người dân tham gia lễ hội đầu xuân cũng chủ động tìm hiểu, phòng tránh dịch trong thời điểm dịch bùng phát như hiện nay.PV Đài TNVN trao đổi với TS Trần Hữu Sơn - Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam về nội dung này.

PV: Đây là khoảng thời gian các lễ hội trải dài từ Bắc vào Nam được tổ chức. Ông có thể cho biết nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội dân gian với đời sống tinh thần của người Việt?

TS Trần Hữu Sơn: Nhiều nhà khoa học đã nói, thời gian được chia làm chu kỳ sản xuất và nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ ngơi sau Tết trở thành thời gian đi lễ hội. Lễ hội đáp ứng nhiều nhu cầu của con người. Nguồn gốc của lễ hội thì được truyền tải qua nhiều không gian, thời gian. Theo tài liệu nghiên cứu có khoảng 8000 lễ hội. Số lượng không quan trọng mà cách tổ chức mới quan trọng.

ts tran huu son: chu dong phong tranh dich benh khi di hoi dau xuan hinh 2
TS. Trần Hữu Sơn, Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

PV: Theo dõi mảng văn hoá dân gian có thể thấy tình trạng lộn xộn tại chùa Tam Chúc báo chí phản ánh mấy ngày nay, chen lấn, xô đẩy làm xấu đi sự tôn nghiêm của chùa chiền, tiềm ẩn nguy cơ cho chính người đi hội. Ông nghĩ sao về tình trạng này?

TS Trần Hữu Sơn: Phần chen lấn xô đẩy đáng trách nhất là người tham gia. Tâm lý ai cũng muốn tranh đua. Vào lễ hội cứ phải tranh. Nếu nhà chùa cho đi như vậy có được gì không? Nếu có tôi cho rằng quản lý chưa tốt.

PV: Trong tình trạng hiện nay, dịch viêm phổi đang có diễn biến phức tạp, bản thân người đi hội và chính quyền địa phương cần phải quan tâm tới điều gì?

TS Trần Hữu Sơn: Chúng ta phải thực hiện nghiêm chỉ đạo của Ban bí thư. Có lễ hội không cần thiết không tổ chức, có tổ chức phải xin phép. Đặc biệt lễ hội ở vùng biên giới, đi theo lối mở có hàng nghìn người. Vậy chúng ta phải kiểm tra như thế nào? Tôi nghĩ chúng ta cũng không nên mở lễ hội ở những vùng trọng điểm, khó kiểm soát.

PV: Mùa lễ hội mới chỉ bắt đầu. Theo ông, làm sao để người dân vẫn được đi chơi hội mà không phải phiền lòng về những tồn tại trong những lễ hội hiện nay hoặc trong tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, ông có khuyến cáo gì?

TS Trần Hữu Sơn: Người dân phải có ý thức. Muốn tổ chức lễ hội tốt người dân phải có ý thức. Nhà quản lý cũng phải lường trước tình huống để có giải pháp cho phù hợp, nghiên cứu sâu để quản lý bài bản, chuyên nghiệp tránh tình trạng đối phó.

PV: Cảm ơn TS Trần Hữu Sơn, Phó chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam về cuộc trò chuyện./.

Từ khóa: TS Trần Hữu Sơn, corona, virus corona vào việt nam, triệu chứng virus corona, lễ hội đầu năm

Thể loại: Văn hóa - Giải trí

Tác giả:

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập