Trường hợp giao dịch dân sự của người chưa thành niên bị tuyên vô hiệu
Cập nhật: 18/11/2023
Bắt giam cựu điều tra viên ở Đồng Nai vì dùng nhục hình
"Nổ" quan hệ với nhiều lãnh đạo để lừa đảo lấy tiền "tách thửa"
VOV.VN - Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự thực hiện. Người chưa thành niên là người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, một người có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. Trong khi đó, năng lực hành vi dân sự của cá nhân lại là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Thạc sĩ, luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Công ty Luật hợp danh Hồng Bách và cộng sự cho biết, người thành niên - là người từ đủ 18 tuổi trở lên, sẽ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ khi họ là người mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Do đó, người chưa thành niên là người chưa có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, vì vậy theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
Như vậy, theo luật sư Nguyễn Hồng Bách, người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, dù đã được cấp căn cước công dân, có thể mở tài khoản ngân hàng nhưng mọi giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký (như ô tô, xe máy) sẽ không được phép thực hiện tự mình thực hiện.
Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định, theo yêu cầu của người đại diện hợp pháp, Tòa án sẽ tuyên bố giao dịch vô hiệu đối với giao dịch dân sự do người chưa thành niên xác lập, thực hiện nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện xác lập, thực hiện hoặc đồng ý.
Từ khóa: giao dịch, giao dịch dân sự, luật sư, tuyên vô hiệu, trường hợp, dân sự, người chưa thành niên
Thể loại: Giáo dục
Tác giả: thu trang/vov2
Nguồn tin: VOVVN