Trung Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 2 ở Thái Lan
Cập nhật: 25/09/2019
Có chính sách đột phá, ngành dịch vụ cao cấp của TPHCM mới được nâng tầm
Hành trình 3 năm Tập đoàn TH "Tô Cam" vì hạnh phúc của phụ nữ và trẻ em gái
VOV.VN - Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai tại Thái Lan trong quý 1 năm 2019.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, tình trạng hạn hán nghiêm trọng tại các tỉnh phía Bắc, Đông Bắc và đồng bạt được định giá ở mức cao, triển vọng của nền kinh tế Thái Lan đang đi xuống kể từ đầu năm 2019, trong đó xuất khẩu và du lịch là các ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ngành du lịch, vốn được coi là một động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng cua Thái Lan cũng đã bị suy giảm trong thời gian qua. (Ảnh minh họa) |
Mới đây, Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội quốc gia Thái Lan (NESDC) đã công bố báo cáo cho biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong quý II/2019 của nước này được ghi nhận ở mức chậm nhất trong gần 5 năm qua. Cả lĩnh vực xuất khẩu lẫn du lịch đều đi xuống do tác động từ cuộc cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung và đồng bạt mạnh lên, trở thành một trong những đồng tiền tăng giá cao nhất so với đồng đô la Mỹ ở châu Á trong 1 năm vừa qua.
Tổng sản phẩn quốc nội (GDP) của nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái, giảm so với mức 2,8% trong quý I. Đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất kể từ quý III/2014. NESDC đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Thái Lan năm 2019 từ 3,3-3,8% đưa ra hồi tháng 5 vừa qua xuống còn 2,7-3,2%. Cơ quan này cũng điều chỉnh đáng kể dự báo xuất khẩu trong năm nay, với mức sụt giảm 1,2% so với dự báo tăng trưởng 2,2% trước đó.
Ngành du lịch, vốn được coi là một động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng cua Thái Lan cũng đã bị suy giảm trong thời gian qua.Trong 6 tháng đầu năm 2019, có 19,76 triệu khách du lịch quốc tế đến Thái Lan, với tốc độ tăng trưởng thấp, đạt 1,48% so với cùng kỳ năm 2018. Số lượng du khách đến từ Trung Quốc, thị trường nguồn du lịch lớn nhất của Thái Lan, giảm 4,73% trong 6 tháng đầu năm 2019 xuống còn 5,65 triệu.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, tác động của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đối với nền kinh tế Thái Lan được cho là có cả những yếu tố tích cực.Thái Lan có thể tăng xuất khẩu các mặt hàng nông sản tới Trung Quốc, trong khi đó, tại thị trường Mỹ là mặt hàng nông sản, thực phẩm, đồ uống, cao su, nhựa và hóa chất. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng được cho là sẽ giúp thu hút thêm đầu tư, chuyển dịch sản xuất của Trung Quốc vào Thái Lan để tránh Mỹ áp thuế cao.
Hiện Trung Quốc là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 7 ở Thái Lan, với hơn 5 tỷ USD.Trung Quốc cũng đã trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ hai tại Thái Lan trong quý 1 năm 2019, với 38 dự án xúc tiến đầu tư, trị giá 295 triệu USD.
Tha hồ “sống ảo” tại nông trại cừu Swiss Sheep Farm, Thái Lan
Trong bối cảnh đó, Thái Lan đã triển khai một số biện pháp nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha gần đây đã kêu gọi các cơ quan liên quan giám sát chặt chẽ những tác động của kinh tế toàn cầu và cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đối với nền kinh tế Thái Lan. Nội các Thái Lan ngày 20/8 đã thông qua gói kích thích trị giá 316 tỉ bath (khoảng hơn 10 tỷ USD) nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bộ trưởng Tài chính Thái Lan, ông Uttama Savanayana cho biết gói kích thích kinh tế bao gồm ba nhóm biện pháp chính, bao gồm: trợ cấp thêm cho những người có thu nhập thấp và người cao tuổi; giãn nợ đối với những nông dân bị thiệt hại bởi hạn hán; và các nỗ lực giảm nhẹ tác động của sự giảm tốc kinh tế toàn cầu đối với nền kinh tế Thái Lan. Trước đó, lần đầu tiên trong vòng 4 năm kể từ năm 2015, Ngân hàng Trung ương Thái Lan vào ngày 7/8 đã cắt giảm lãi suất cơ bản từ 1,75 xuống còn 1,5%.Các ngân hàng thương mại cũng đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay để kích thích nền kinh tế.
Thái Lan cũng đang triển khai các biện pháp thu hút khách du lịch nước ngoài, theo đó, chính phủ nước này quyết định sẽ kéo dài việc miễn phí xin thị thực tại điểm đến cho du khách đến từ 18 quốc gia cho đến tháng 4/2019 nhằm thúc đẩy du lịch, trong đó có 2 thị trường quan trọng là Trung Quốc và Ấn Độ.Đây là một phần trong gói kích thích kinh tế trị giá 10 tỷ USD của nước này. Chính sách miễn thị thực tại điểm đến du lịch được hy vọng sẽ giúp đảm bảo đạt được các mục tiêu tăng trưởng khách du lịch, giúp tổng doanh thu du lịch đạt mục tiêu 3,38 nghìn tỷ bạt (khoảng 110 tỷ USD) trong năm nay.
Mặc dù gói kích thích kinh tế của chính phủ đã được công bố, cũng như nguồn vốn đầu tư tiềm năng từ các công ty rút khỏi Trung Quốc có thể góp phần bù đắp cho nền kinh tế Thái Lan, tuy nhiên, tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, tâm lý lo âu trên toàn cầu và tình trạng hạn hán sẽ tiếp tục là các nguy cơ trong tương lai đối với nền kinh tế quốc gia Đông Nam Á này./.
Phát hiện kho chứa 280 kiện hàng nghi giả mạo xuất xứ Thái Lan
Thái Lan chính thức xin tham gia Hiệp định CPTPP
Từ khóa: kinh tế Thái Lan, Thái Lan, du lịch Thái Lan, khách du lịch Thái Lan, GDP Thái Lan
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN