Trực tiếp: Thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương, sẵn sàng ứng phó bão số 9

Cập nhật: 28/10/2020

VOV.VN - Bão số 9 đang là cơn bão mạnh nhất kể từ đầu mùa và có khả năng ảnh hưởng từ Hà Tĩnh đến Bình Định của nước ta, vùng gần tâm bão cấp 13-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 8-10m, biển động dữ dội.

 

Cũng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo tiền phương phòng chống bão số 9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá các địa phương đã chủ động huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc phòng chống bão. Phó Thủ tướng nêu rõ, đây là cơn bão rất mạnh, di chuyển nhanh, rất nguy hiểm, phạm vi ảnh hưởng rộng nên chính quyền và địa phương không được chủ quan.

Phó Thủ tướng nêu kinh nghiệm cơn bão Dambrey năm 2017 vào Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa làm hơn 100 người chết, hàng chục tàu vận tải bị nhấn chìm trên cảng Quy Nhơn nên các địa phương phải đảm bảo an toàn tàu thuyền, lồng bè trên biển. Trên đất liền phải kiên quyết sơ tán dân vùng xung yếu, chằng chống nhà cửa kho tàng, trường học, bệnh viện, công sở, các công trình đang xây dựng, không để cần cẩu quay tít như ở TP Nha Trang năm 2017; Cả tấm kính to khổng lồ trong khách sạn bị gió thổi bay.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, ngay cả máy bay, ô tô cũng phải sơ tán, đặc biệt là đường dây truyền tải điện, hệ thống viễn thông cũng phải bảo vệ; đồng thời phải triệt để cấm người dân ra ngoài khi có bão.

Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương bảo vệ an toàn hồ đập, đê điều, đảm bảo vận hành an toàn, chủ động ứng phó với mưa lũ sau bão; bố trí lực lượng với phương châm “4 tại chỗ”. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng các Quân khu, Quân khu đoàn sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng phó với bão số 9.

Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, thành phố đã có kế hoạch sơ tán cụ thể từng khu dân cư, di dời cẩu xây dựng vận thang các công trình trước 17h chiều nay. Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đã dự trữ lương thực đối với các xã bị chia cắt. Các hồ thủy điện đều đã vận hành đưa mực nước về mức thấp nhất đón lũ, có thể hứng 200 triệu m3 nước. Nếu mưa 200-300mm thì đảm bảo cắt lũ an toàn. Đến 17h chiều nay, tỉnh Quảng Nam sẽ hoàn thành sơ tán dân. Hiện không còn tàu nào còn ở ngoài khơi.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, cơn bão này rất quái dị, đi rất nhanh, không có không khí lạnh, khô nên cơn bão này không giảm cấp. Vì vùng ảnh hưởng của bão rất lớn nên các tỉnh Thừa Thiên Huế, Phú Yên và các tỉnh Tây Nguyên cũng phải hết sức cảnh giác. Các tỉnh Nam Trung bộ là địa phương ít kinh nghiệm đối phó với bão nên không được chủ quan. Các địa phương khẩn trương rà soát lại tàu thuyền đã vào bờ, sơ tán toàn bộ người dân trên vùng lồng bè, tàu vận tải vãng lai.

Bộ Quốc phòng cho biết, đã chuẩn bị 66.000 người với 1716 phương tiện các loại, trong đó, 79 tàu to, 7 máy bay trực thăng các loại xuống hỗ trợ các địa phương phòng chống bão.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng họp Ban Chỉ đạo tiền phương Phòng ứng phó bão số 9 tại Đà Nẵng

Phóng viên Thanh Hà và Đình Thiệu tại Đà Nẵng cho biết, đầu giờ chiều nay, ngay sau khi xuống sân bay Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo tiền phương phòng chống bão số 9, đặt tại Trung tâm Phòng chống lụt bão miền Trung, TP Đà Nẵng. Cùng dự có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, Lãnh đạo các bộ ngành, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, đây là cơn bão mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây vào miền Trung. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hơn 10 tiếng nữa bão sẽ vào bờ. Lúc này bão đang mạnh nhất. Bắt đầu từ đêm nay, hoàn lưu của bão sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh, TP từ Đà Nẵng đến Bình Định. Ngay sau khi vào bờ, bão không yếu mà có thể đến Bắc Tây Nguyên vẫn có gió mạnh cấp 8, cấp 9. Trong đợt này sẽ mưa 200-300mm. Bão gây sóng lớn, các vùng trũng thấp ven sông sẽ ngập sâu bởi triều cường. Đây là cơ bão mạnh nhất 20 năm gần đây, tương đương với bão Sangxen năm 2006 vào Đà Nẵng và mạnh hơn bão Dambrey vào Nha Trang, Khánh Hòa năm 2018.

Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Cục phòng chống thiên tai cho biết, hiện bão đang cách bờ 450km, khoảng 10 giờ sáng mai, bão sẽ vào từ Quảng Nam đến Bình Định. Hiện còn 142 tàu của Bình Định đang thoát ra khỏi vùng nguy hiểm, còn lại đều đã vào nơi an toàn. TP Đà Nẵng cho 144 tàu vận tải vào các cảng và vịnh. Quảng Nam có 1 tàu, Bình Định có 78 tàu biển, hiện đang vào Vũng Rô và Vân Phong để tránh bão. Về công tác sơ tán dân, Thừa Thiên Huế có kế hoạch sơ tán 19.000 hộ; TP Đà Nẵng sơ tán 35.000 dân; Tỉnh Quảng Nam sơ tán 42.000 dân; Quảng Ngãi sơ tán 94.000 dân; Bình Định sơ tán 96.000 dân; Phú Yên sơ tán 27.000 dân. Các tỉnh, thành phố sẽ sơ tán trước 18h chiều nay.

Phóng viên Thanh Thắng ở Quảng Nam thông tin: Đến 13h chiều 27/10, người dân nuôi cá lồng bè trên các sông, hồ thủy điện ở Quảng Nam cơ bản neo chắc lồng bè vào những khu vực an toàn. Theo Chi cục Thủy sản Quảng Nam, hiện toàn tỉnh có 288 hộ nuôi cá với 2.190 lồng bè, trong đó 250 lồng bè còn cá, trong đó tập trung chủ yếu tại TP.Hội An và huyện Núi Thành.

Nhìn chung, đến nay các lồng bè đã neo đậu tại vùng kín gió, việc có giảm thiểu được thiệt hại hay không còn tùy thuộc rất lớn vào cường độ cơn bão. Tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu các địa phương rà soát, kiểm tra và không để người dân ở lại trên lồng bè trong thời gian có bão.

Phóng viên Hải Sơn tại TP Đà Nẵng đưa tin, trước diễn biến phức tạp của bão số 9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP. Đà Nẵng đã nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi; tổ chức kiểm đếm và giữ liên lạc hướng dẫn các tàu thuyền còn trên biển tìm nơi tránh trú an toàn; phối hợp với các đơn vị hướng dẫn, sắp xếp tàu thuyền neo đậu an toàn tại Âu thuyền Thọ Quang và vịnh Mân Quang. Trước dự báo cơn bão số 9 nâng cấp, sẽ đổ bộ vào đất liền vào sáng mai, ngư dân Đà Nẵng khẩn trương huy động các phương tiện đưa tàu thuyền lên bờ trú tránh bão. Lần này người dân Đà Nẵng có sáng kiến lấy túi nilong hoặc can nhựa đựng nước thay vì bao cát để chằng chống mái nhà...

Phóng viên Đình Thiệu tại Quảng Nam cho biết, đề phòng bị cô lập dài ngày do bão số 9, UBND xã đảo Tân Hiệp - Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đề nghị tàu hậu cần nghề cá đưa hơn 10 tấn hàng gồm: gạo cùng nhu yếu phẩm chuyển từ đất liền ra đảo, đảm bảo đủ cung ứng cho người dân và cán bộ chiến sỹ trong 10 ngày.

Theo ông Nguyễn Văn An, Bí thư Đảng ủy xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, từ 16 giờ hôm nay, chính quyền địa phương phối hợp với cán bộ, chiến sỹ trên đảo sơ tán hơn 1.000 người dân ở vùng ven biển đến tránh bão tại Đồn Biên phòng, các cơ quan công sở, trường học... Các lực lượng đã hỗ trợ bà con kéo tàu thuyền vào bờ neo đậu, chằng néo nhà cửa hạn chế thiệt hại khi bão vào.
 

Quảng Nam đưa hơn 10 tấn hàng ra Cù Lao Chàm trước khi bão số 9 vào bờ

VOV.VN - Đề phòng bị cô lập dài ngày do bão số 9, UBND xã đảo Tân Hiệp - Cù Lao Chàm, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam đề nghị tàu hậu cần nghề cá đưa hơn 10 tấn hàng gồm: gạo cùng nhu yếu phẩm chuyển từ đất liền ra đảo, đảm bảo đủ cung ứng cho người dân và cán bộ chiến sỹ trong 10 ngày.
 

Tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Clip: Thành Long

Phóng viên Lê Hiếu có mặt tại Thừa Thiên Huế cho biết: Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An - Thừa Thiên Huế đang khẩn trương giúp nhân dân kê cao vật dụng cần thiết, vận động giúp người dân di dời đến nơi an toàn tránh bão số 9.

Phóng viên Thanh Thắng đang có mặt tại Quảng Nam cho biết: Hiện quân và dân Quảng Nam đang khẩn trương chằng chống nhà cửa, di dời dân trước bão số 9 đổ bộ.

 

Phóng viên Thành Long tại Bình Định cho hay: Đến trưa nay, hơn 1.000 tàu cá của Hoài Nhơn đã về neo đậu an toàn tại cảng Tam Quan. Hiện vẫn còn 138 tàu cá đang nằm trong vùng nguy hiểm. Bộ đội Biên phòng đang kêu gọi hướng dẫn vào bờ tìm nơi tránh trú.

Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo thành lập Sở Chỉ huy tiền phương tại thành phố Đà Nẵng do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trực tiếp chỉ đạo để ứng phó với bão số 9 có khả năng đổ bộ vào khu vực Đà Nẵng - Phú Yên ngày 28/10.

Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 27/10 ghi rõ: Để chủ động trong chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 9 (cơn bão rất mạnh dự kiến sẽ đổ bộ trực tiếp vào khu vực Trung và Nam Trung Bộ), thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương tại thành phố Đà Nẵng

Thành phần Ban Chỉ đạo tiền phương gồm: Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn làm Trưởng ban.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai làm Phó Trưởng ban.

Các thành viên gồm đại diện lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ.

Ban Chỉ đạo tiền phương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương triển khai công tác ứng phó với bão số 9 một cách hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại, thường xuyên cập nhật tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và các Bộ, ngành liên quan chuẩn bị hậu cần, bố trí trang thiết bị, phương tiện, thông tin liên lạc bảo đảm cho hoạt động của Ban Chỉ đạo tiề phương trong mọi tình huống.

Phóng viên Lê Hiếu hiện đang có mặt tại Thừa Thiên Huế cho biết: Bộ đội biên phòng đã vận động người dân vùng xung yếu lên trường THCS Thuận An, Thừa Thiên Huế để phòng tránh bão số 9.

Học sinh Thừa Thiên Huế nghỉ học từ chiều 27/10

Triển khai ứng phó với bão số 9, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế vừa cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học từ chiều 27/10 và ngày 28/10.

Theo đó, các đơn vị duy trì lực lượng, phương tiện và phân công lãnh đạo, lực lượng tự vệ cơ quan tổ chức trực 24/24 giờ tại đơn vị, trường học để chủ động xử lý các tình huống xảy ra trong bão lũ, nhanh chóng chằng chống các công trình trường lớp.

Đồng thời, khẩn trương di chuyển tài liệu, sách vở, máy móc, thiết bị dạy học... đến vị trí cao ráo an toàn. Cơ sở giáo dục thuộc các vùng đã bị ảnh hưởng do bão lũ trong thời gian qua tiến hành gia cố, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến tránh trú mưa bão an toàn.

Theo phóng viên Tuyết Lê tại Đà Nẵng, Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng tham mưu trưởng cùng Bộ Tư lệnh quân Khu 5 đi kiểm tra công tác phòng chống bão tại Đà Nẵng, trong đó có Cảng cá Âu thuyền Thọ Quang.

Phóng viên Thanh Thắng đang ở Quảng Nam thông tin, sáng 27/10, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam phối hợp với các địa phương ven biển gồm huyện Núi Thành, Thăng Bình, TP.Hội An, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam di dời hàng nghìn hộ dân đến nơi an toàn. Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam ưu tiên di dời người già, trẻ em và những người đau ốm trước. Dự kiến đến 17 giờ chiều nay (27/10) công tác sơ tán người dân sẽ hoàn thành.
 

Bão số 9 có nguy cơ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động cung ứng điện và hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là tại khu vực miền Trung. Hiện, ngành điện các địa phương đang khẩn trương rà soát, lên phương án phòng chống bão; phối hợp với địa phương phát quang hành lang tuyến, chặt tỉa cây xanh để hạn chế tình trạng cây đổ vào đường dây gây ngã đổ cột điện; tập trung xử lý các điểm sạt lở núi, ảnh hưởng hệ thống lưới điện. Các địa phương tái lập ca trực các Trạm biến áp 110kV và có giải pháp để tránh tình trạng ngập úng các trạm biến áp.

Sau khi bão tan, các đơn vị sẽ sớm khôi phục cấp điện trở lại, ưu tiên đối với các phụ tải quan trọng để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo địa phương.

Đối với các công trình như Nhà máy Điện mặt trời Điện lực miền Trung, hệ thống điện mặt trời mái nhà tại trụ sở đơn vị và trong nhân dân dễ tổn thương trong bão, các đơn vị quản lý vận hành, người dân cần có giải pháp ứng phó, gia cố phòng ngừa thiệt hại.

Ông Lê Hoàng Anh Dũng, Giám đốc Điện lực Quảng Ngãi cho biết: “Hiện nay, cho rà soát lưới điện những điểm xung yếu sạt lở ảnh hưởng đến trụ điện thì gia cố một số khu vực. Cây cối cao có nguy cơ ngã đổ sẽ tiến hành cắt tỉa; Chằng néo các cơ sở kho tàng, cơ quan làm việc của công ty; kiểm tra vật tư thiết bị dự phòng, phân công anh em trực 24/24. Đối với khu vực đảo Lý Sơn, trong tình huống bão mạnh quá sẽ chủ động cắt điện trước khi bão vào”.

Bão bắt đầu gây gió mạnh trên đất liền từ tối và đêm nay 

Từ chiều nay (27/10), vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến Phú Yên (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh cấp 9-11, sau tăng lên cấp 12-13, giật cấp 16; biển động dữ dội; sóng biển cao từ 6-8m. Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ) ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc cơn bão kết hợp với không khí lạnh nên có gió đông bắc cấp 8-9, giật cấp 11; biển động rất mạnh; sóng biển cao từ 4-6m. Vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; biển động mạnh; sóng biển cao từ 3-5m.

Khu vực ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định có khả năng xảy ra nước dâng do bão cao từ 0,5-1,5m. Nguy cơ ngập úng ở các vùng trũng, cửa sông, đầm phá ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi.

Bão bắt đầu gây gió mạnh trên đất liền từ tối và đêm nay (27/10); thời gian có gió mạnh nhất trên đất liền từ sáng sớm đến chiều tối ngày 28/10. Các tỉnh/thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11; riêng đất liền ven biển các tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10.

Từ đêm 27/10 đến ngày 29/10, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; Bắc Tây Nguyên 100-200mm/đợt.

Từ 28-31/10 khu vực từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; riêng Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có lượng mưa phổ biến 500-700mm/đợt.

24 giờ tới, bão đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 10 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 13,4 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 220km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Đến 10 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở 14,8 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền từ Quảng Nam đến Bình Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-115km/giờ), giật cấp 15.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 11,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 116,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 22 giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền, suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa và vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội.

Theo hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), do ảnh hưởng thời tiết xấu tại khu vực Trung  Bộ, hãng sẽ điều chỉnh kế hoạch khai thác các chuyến bay đến, đi từ Phú Bài (Huế), Đà Nẵng, Quảng Nam (Chu Lai), Tuy Hòa, Gia Lai, Buôn Mê Thuột, Quy Nhơn, Đà Lạt và Khánh Hòa trong ngày 27/10.

Theo đó, Vietnam Airlines sẽ điều chỉnh khai thác sớm các chuyến bay từ 45 phút đến 5 tiếng 35 phút, đảm bảo hạ cánh và cất cánh trước 18h cùng ngày. Cụ thể, trên đường bay TP.HCM – Quảng Nam – TP.HCM, bay sớm các chuyến bay VN1462, VN1463, VN1464, VN1465 lên trước 1 tiếng 35 phút đến 3 tiếng 15 phút.

Đường bay TP.HCM – Quy Nhơn – TP.HCM, bay sớm các chuyến bay VN1396, VN1397 lên trước 1 tiếng 40 đến 2 tiếng 25 phút; đường bay Hà Nội – Khánh Hòa – Hà Nội, bay sớm các chuyến bay VN1558, VN1559 lên trước 45 phút đến 1 tiếng 40 phút; đường bay TP.HCM – Khánh Hòa – TP.HCM, bay sớm các chuyến bay VN1348, VN1349 lên trước 4 tiếng 20 phút.

Tương tự, đường bay Hà Nội – Đà Nẵng – Hà Nội, bay sớm các chuyến bay VN184, VN185, VN188 lên trước 1 tiếng 15 phút đến 4 tiếng 5 phút; đường bay Hà Nội – Gia Lai – Hà Nội, bay sớm các chuyến bay VN1426, VN1427 lên trước 50 phút; đường bay TP.HCM – Huế - TP.HCM, bay sớm các chuyến bay VN1377, VN1378, VN1379 lên trước 20 phút đến 5 tiếng 35 phút.

Bên cạnh đó, các chuyến bay VN1416, VN1417, VN1387, VN136, VN141 cũng điều chỉnh giờ bay sớm hơn từ 1 - 4 tiếng.

Ngoài Vietnam Airlines, các hãng Vietjet, Bamboo Airways và Pacific Airlines cho biết trong hôm nay sẽ điều chỉnh nhiều chuyến bay do ảnh hưởng bão số 9.

Chủ động ứng phó bão, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức trực 24/24 giờ. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam chỉ đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không tăng cường công tác đảm bảo chất lượng thông tin khí tượng; liên tục theo dõi tình hình thời tiết trong khu vực trách nhiệm, cập nhật các bản tin dự báo, cảnh báo; cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin quan trắc, dự báo, cảnh báo tới người dùng.

Các cảng hàng không, các hãng hàng không, các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tăng cường công tác phối hợp; cập nhật đầy đủ thông tin khí tượng từ các cơ sở khí tượng hàng không liên quan và căn cứ tình hình thực tế để triển khai các hành động ứng phó cần thiết, giảm thiểu tác động đến khai thác, đảm bảo an toàn hoạt động bay, bảo vệ người và tài sản của đơn vị trước thiên tai.

Cục Hàng không cũng yêu cầu triển khai phương án phòng chống mưa, bão, các biện pháp phòng chống ngập úng, khơi thông dòng chảy trong cảng hàng không, sân bay, bảo vệ cho các công trình, phương tiện, thiết bị tại cảng hàng không, hạn chế thiệt hại do mưa, bão gây ra đến mức thấp nhất và nhanh chóng ổn định mọi hoạt động hàng không phục vụ các nhu cầu của hành khách.

Phóng viên Thái Bình đang có mặt ở Khánh Hòa đưa tin, sáng nay (27/10), Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 9 tại tỉnh Khánh Hòa.

Đoàn đã kiểm tra tại Vùng 4  Hải quân; Chi đội kiểm ngư số 4. Tại các đơn vị, sau khi kiểm tra kế hoạch công tác Đảng, công tác chính trị; phương tiện, thiết bị, trang bị, quân số... Thượng tướng Trần Quang  Phương đánh giá các đơn vị đã chủ động sẵn sàng các phương tiện như xe thiết giáp, xe chở quân, xuồng, tàu thuyền... đáp ứng yêu cầu cứu nạn, cứu hộ ứng phó với bão số 9. Các đơn vị đã tổ chức tốt gia cố, chằng néo, di chuyển phương tiện vào vị trí an toàn. Thượng tướng  Trần Quang Phương yêu cầu các đơn vị quán triệt nhiệm vụ phòng chống thiên tai là nhiệm vụ chiến đấu của quân đội. Các đơn vị cần làm tốt công chuẩn bị, sẵn sàng ứng cứu nhân dân, đảm bảo an toàn cho bộ đội, phương tiện.
 

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 7 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 114,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 230km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão, bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km. Đến 7 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở 14,8 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 11,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 19 giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền, suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa và vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội.

Từ trưa và chiều nay (27/10), vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến Phú Yên (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh cấp 9-11, sau tăng lên cấp 12-13, giật cấp 16, biển động dữ dội, sóng biển cao từ 6-8m. Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ) ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc cơn bão kết hợp với không khí lạnh nên có gió Đông Bắc cấp 8-9, giật cấp 11, biển động rất mạnh, sóng biển cao từ 4-6m. Vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10, biển động mạnh, sóng biển cao từ 3-5m.

Khu vực ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định có khả năng xảy ra nước dâng do bão cao từ 0,5-1,5m. Nguy cơ ngập úng ở các vùng trũng, cửa sông, đầm phá ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi.

Gió mạnh trên đất liền: Bão bắt đầu gây gió mạnh trên đất liền từ tối và đêm nay (27/10); thời gian có gió mạnh nhất trên đất liền từ sáng sớm đến chiều tối ngày 28/10. Các tỉnh/thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11; riêng đất liền ven biển các tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10.

Mưa lớn: Từ đêm 27/10 đến ngày 29/10, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; Bắc Tây Nguyên 100-200mm/đợt.

Từ 28-31/10 khu vực từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; riêng Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có lượng mưa phổ biến 500-700mm/đợt.

Cấp độ rủi ro thiên tai do bão số 9 được cảnh báo cấp 4 trong thang 5 cấp độ./.

 

Tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Tam Quan, huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Clip: Thành Long

 

Phóng viên Lê Hiếu có mặt tại Thừa Thiên Huế cho biết: Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An - Thừa Thiên Huế đang khẩn trương giúp nhân dân kê cao vật dụng cần thiết, vận động giúp người dân di dời đến nơi an toàn tránh bão số 9.

 

Phóng viên Thanh Thắng đang có mặt tại Quảng Nam cho biết: Hiện quân và dân Quảng Nam đang khẩn trương chằng chống nhà cửa, di dời dân trước bão số 9 đổ bộ.

 
 

Phóng viên Thành Long tại Bình Định cho hay: Đến trưa nay, hơn 1.000 tàu cá của Hoài Nhơn đã về neo đậu an toàn tại cảng Tam Quan. Hiện vẫn còn 138 tàu cá đang nằm trong vùng nguy hiểm. Bộ đội Biên phòng đang kêu gọi hướng dẫn vào bờ tìm nơi tránh trú.

 
 

Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo thành lập Sở Chỉ huy tiền phương tại thành phố Đà Nẵng do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trực tiếp chỉ đạo để ứng phó với bão số 9 có khả năng đổ bộ vào khu vực Đà Nẵng - Phú Yên ngày 28/10.

Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 27/10 ghi rõ: Để chủ động trong chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 9 (cơn bão rất mạnh dự kiến sẽ đổ bộ trực tiếp vào khu vực Trung và Nam Trung Bộ), thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương tại thành phố Đà Nẵng

Thành phần Ban Chỉ đạo tiền phương gồm: Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn làm Trưởng ban.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai làm Phó Trưởng ban.

Các thành viên gồm đại diện lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ.

Ban Chỉ đạo tiền phương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương triển khai công tác ứng phó với bão số 9 một cách hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại, thường xuyên cập nhật tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và các Bộ, ngành liên quan chuẩn bị hậu cần, bố trí trang thiết bị, phương tiện, thông tin liên lạc bảo đảm cho hoạt động của Ban Chỉ đạo tiề phương trong mọi tình huống.

 

Phóng viên Lê Hiếu hiện đang có mặt tại Thừa Thiên Huế cho biết: Bộ đội biên phòng đã vận động người dân vùng xung yếu lên trường THCS Thuận An, Thừa Thiên Huế để phòng tránh bão số 9.

 
 

Học sinh Thừa Thiên Huế nghỉ học từ chiều 27/10

Triển khai ứng phó với bão số 9, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế vừa cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học từ chiều 27/10 và ngày 28/10.

Theo đó, các đơn vị duy trì lực lượng, phương tiện và phân công lãnh đạo, lực lượng tự vệ cơ quan tổ chức trực 24/24 giờ tại đơn vị, trường học để chủ động xử lý các tình huống xảy ra trong bão lũ, nhanh chóng chằng chống các công trình trường lớp.

Đồng thời, khẩn trương di chuyển tài liệu, sách vở, máy móc, thiết bị dạy học... đến vị trí cao ráo an toàn. Cơ sở giáo dục thuộc các vùng đã bị ảnh hưởng do bão lũ trong thời gian qua tiến hành gia cố, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến tránh trú mưa bão an toàn.

 
 

Theo phóng viên Tuyết Lê tại Đà Nẵng, Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng tham mưu trưởng cùng Bộ Tư lệnh quân Khu 5 đi kiểm tra công tác phòng chống bão tại Đà Nẵng, trong đó có Cảng cá Âu thuyền Thọ Quang.

 
 

Phóng viên Thanh Thắng đang ở Quảng Nam thông tin, sáng 27/10, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam phối hợp với các địa phương ven biển gồm huyện Núi Thành, Thăng Bình, TP.Hội An, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam di dời hàng nghìn hộ dân đến nơi an toàn. Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam ưu tiên di dời người già, trẻ em và những người đau ốm trước. Dự kiến đến 17 giờ chiều nay (27/10) công tác sơ tán người dân sẽ hoàn thành.
 

 
 

Bão số 9 có nguy cơ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động cung ứng điện và hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là tại khu vực miền Trung. Hiện, ngành điện các địa phương đang khẩn trương rà soát, lên phương án phòng chống bão; phối hợp với địa phương phát quang hành lang tuyến, chặt tỉa cây xanh để hạn chế tình trạng cây đổ vào đường dây gây ngã đổ cột điện; tập trung xử lý các điểm sạt lở núi, ảnh hưởng hệ thống lưới điện. Các địa phương tái lập ca trực các Trạm biến áp 110kV và có giải pháp để tránh tình trạng ngập úng các trạm biến áp.

Sau khi bão tan, các đơn vị sẽ sớm khôi phục cấp điện trở lại, ưu tiên đối với các phụ tải quan trọng để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo địa phương.

Đối với các công trình như Nhà máy Điện mặt trời Điện lực miền Trung, hệ thống điện mặt trời mái nhà tại trụ sở đơn vị và trong nhân dân dễ tổn thương trong bão, các đơn vị quản lý vận hành, người dân cần có giải pháp ứng phó, gia cố phòng ngừa thiệt hại.

Ông Lê Hoàng Anh Dũng, Giám đốc Điện lực Quảng Ngãi cho biết: “Hiện nay, cho rà soát lưới điện những điểm xung yếu sạt lở ảnh hưởng đến trụ điện thì gia cố một số khu vực. Cây cối cao có nguy cơ ngã đổ sẽ tiến hành cắt tỉa; Chằng néo các cơ sở kho tàng, cơ quan làm việc của công ty; kiểm tra vật tư thiết bị dự phòng, phân công anh em trực 24/24. Đối với khu vực đảo Lý Sơn, trong tình huống bão mạnh quá sẽ chủ động cắt điện trước khi bão vào”.

 

Bão bắt đầu gây gió mạnh trên đất liền từ tối và đêm nay 

Từ chiều nay (27/10), vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến Phú Yên (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh cấp 9-11, sau tăng lên cấp 12-13, giật cấp 16; biển động dữ dội; sóng biển cao từ 6-8m. Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ) ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc cơn bão kết hợp với không khí lạnh nên có gió đông bắc cấp 8-9, giật cấp 11; biển động rất mạnh; sóng biển cao từ 4-6m. Vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; biển động mạnh; sóng biển cao từ 3-5m.

Khu vực ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định có khả năng xảy ra nước dâng do bão cao từ 0,5-1,5m. Nguy cơ ngập úng ở các vùng trũng, cửa sông, đầm phá ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi.

Bão bắt đầu gây gió mạnh trên đất liền từ tối và đêm nay (27/10); thời gian có gió mạnh nhất trên đất liền từ sáng sớm đến chiều tối ngày 28/10. Các tỉnh/thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11; riêng đất liền ven biển các tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10.

Từ đêm 27/10 đến ngày 29/10, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; Bắc Tây Nguyên 100-200mm/đợt.

Từ 28-31/10 khu vực từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; riêng Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có lượng mưa phổ biến 500-700mm/đợt.

 
 

24 giờ tới, bão đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 10 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 13,4 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 220km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Đến 10 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở 14,8 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền từ Quảng Nam đến Bình Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-115km/giờ), giật cấp 15.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 11,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 116,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 22 giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền, suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa và vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội.

 

Theo hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), do ảnh hưởng thời tiết xấu tại khu vực Trung  Bộ, hãng sẽ điều chỉnh kế hoạch khai thác các chuyến bay đến, đi từ Phú Bài (Huế), Đà Nẵng, Quảng Nam (Chu Lai), Tuy Hòa, Gia Lai, Buôn Mê Thuột, Quy Nhơn, Đà Lạt và Khánh Hòa trong ngày 27/10.

Theo đó, Vietnam Airlines sẽ điều chỉnh khai thác sớm các chuyến bay từ 45 phút đến 5 tiếng 35 phút, đảm bảo hạ cánh và cất cánh trước 18h cùng ngày. Cụ thể, trên đường bay TP.HCM – Quảng Nam – TP.HCM, bay sớm các chuyến bay VN1462, VN1463, VN1464, VN1465 lên trước 1 tiếng 35 phút đến 3 tiếng 15 phút.

Đường bay TP.HCM – Quy Nhơn – TP.HCM, bay sớm các chuyến bay VN1396, VN1397 lên trước 1 tiếng 40 đến 2 tiếng 25 phút; đường bay Hà Nội – Khánh Hòa – Hà Nội, bay sớm các chuyến bay VN1558, VN1559 lên trước 45 phút đến 1 tiếng 40 phút; đường bay TP.HCM – Khánh Hòa – TP.HCM, bay sớm các chuyến bay VN1348, VN1349 lên trước 4 tiếng 20 phút.

Tương tự, đường bay Hà Nội – Đà Nẵng – Hà Nội, bay sớm các chuyến bay VN184, VN185, VN188 lên trước 1 tiếng 15 phút đến 4 tiếng 5 phút; đường bay Hà Nội – Gia Lai – Hà Nội, bay sớm các chuyến bay VN1426, VN1427 lên trước 50 phút; đường bay TP.HCM – Huế - TP.HCM, bay sớm các chuyến bay VN1377, VN1378, VN1379 lên trước 20 phút đến 5 tiếng 35 phút.

Bên cạnh đó, các chuyến bay VN1416, VN1417, VN1387, VN136, VN141 cũng điều chỉnh giờ bay sớm hơn từ 1 - 4 tiếng.

Ngoài Vietnam Airlines, các hãng Vietjet, Bamboo Airways và Pacific Airlines cho biết trong hôm nay sẽ điều chỉnh nhiều chuyến bay do ảnh hưởng bão số 9.

Chủ động ứng phó bão, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức trực 24/24 giờ. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam chỉ đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không tăng cường công tác đảm bảo chất lượng thông tin khí tượng; liên tục theo dõi tình hình thời tiết trong khu vực trách nhiệm, cập nhật các bản tin dự báo, cảnh báo; cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin quan trắc, dự báo, cảnh báo tới người dùng.

Các cảng hàng không, các hãng hàng không, các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tăng cường công tác phối hợp; cập nhật đầy đủ thông tin khí tượng từ các cơ sở khí tượng hàng không liên quan và căn cứ tình hình thực tế để triển khai các hành động ứng phó cần thiết, giảm thiểu tác động đến khai thác, đảm bảo an toàn hoạt động bay, bảo vệ người và tài sản của đơn vị trước thiên tai.

Cục Hàng không cũng yêu cầu triển khai phương án phòng chống mưa, bão, các biện pháp phòng chống ngập úng, khơi thông dòng chảy trong cảng hàng không, sân bay, bảo vệ cho các công trình, phương tiện, thiết bị tại cảng hàng không, hạn chế thiệt hại do mưa, bão gây ra đến mức thấp nhất và nhanh chóng ổn định mọi hoạt động hàng không phục vụ các nhu cầu của hành khách.

 
 
 

Phóng viên Thái Bình đang có mặt ở Khánh Hòa đưa tin, sáng nay (27/10), Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 9 tại tỉnh Khánh Hòa.

Đoàn đã kiểm tra tại Vùng 4  Hải quân; Chi đội kiểm ngư số 4. Tại các đơn vị, sau khi kiểm tra kế hoạch công tác Đảng, công tác chính trị; phương tiện, thiết bị, trang bị, quân số... Thượng tướng Trần Quang  Phương đánh giá các đơn vị đã chủ động sẵn sàng các phương tiện như xe thiết giáp, xe chở quân, xuồng, tàu thuyền... đáp ứng yêu cầu cứu nạn, cứu hộ ứng phó với bão số 9. Các đơn vị đã tổ chức tốt gia cố, chằng néo, di chuyển phương tiện vào vị trí an toàn. Thượng tướng  Trần Quang Phương yêu cầu các đơn vị quán triệt nhiệm vụ phòng chống thiên tai là nhiệm vụ chiến đấu của quân đội. Các đơn vị cần làm tốt công chuẩn bị, sẵn sàng ứng cứu nhân dân, đảm bảo an toàn cho bộ đội, phương tiện.
 

 

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 7 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 114,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 230km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão, bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km. Đến 7 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở 14,8 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 11,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 19 giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền, suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa và vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội.

Từ trưa và chiều nay (27/10), vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến Phú Yên (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh cấp 9-11, sau tăng lên cấp 12-13, giật cấp 16, biển động dữ dội, sóng biển cao từ 6-8m. Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ) ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc cơn bão kết hợp với không khí lạnh nên có gió Đông Bắc cấp 8-9, giật cấp 11, biển động rất mạnh, sóng biển cao từ 4-6m. Vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10, biển động mạnh, sóng biển cao từ 3-5m.

Khu vực ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định có khả năng xảy ra nước dâng do bão cao từ 0,5-1,5m. Nguy cơ ngập úng ở các vùng trũng, cửa sông, đầm phá ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi.

Gió mạnh trên đất liền: Bão bắt đầu gây gió mạnh trên đất liền từ tối và đêm nay (27/10); thời gian có gió mạnh nhất trên đất liền từ sáng sớm đến chiều tối ngày 28/10. Các tỉnh/thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11; riêng đất liền ven biển các tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10.

Mưa lớn: Từ đêm 27/10 đến ngày 29/10, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; Bắc Tây Nguyên 100-200mm/đợt.

Từ 28-31/10 khu vực từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; riêng Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có lượng mưa phổ biến 500-700mm/đợt.

Cấp độ rủi ro thiên tai do bão số 9 được cảnh báo cấp 4 trong thang 5 cấp độ./.

 
 
 

 

Tàu thuyền neo đậu tại cảng cá Tam Quan - Bình Định. Clip: Thành Long

 

Phóng viên Lê Hiếu có mặt tại Thừa Thiên Huế cho biết: Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An - Thừa Thiên Huế đang khẩn trương giúp nhân dân kê cao vật dụng cần thiết, vận động giúp người dân di dời đến nơi an toàn tránh bão số 9.

 

Phóng viên Thanh Thắng đang có mặt tại Quảng Nam cho biết: Hiện quân và dân Quảng Nam đang khẩn trương chằng chống nhà cửa, di dời dân trước bão số 9 đổ bộ.

 
 

Phóng viên Thành Long tại Bình Định cho hay: Đến trưa nay, hơn 1.000 tàu cá của Hoài Nhơn đã về neo đậu an toàn tại cảng Tam Quan. Hiện vẫn còn 138 tàu cá đang nằm trong vùng nguy hiểm. Bộ đội Biên phòng đang kêu gọi hướng dẫn vào bờ tìm nơi tránh trú.

 
 

Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo thành lập Sở Chỉ huy tiền phương tại thành phố Đà Nẵng do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng trực tiếp chỉ đạo để ứng phó với bão số 9 có khả năng đổ bộ vào khu vực Đà Nẵng - Phú Yên ngày 28/10.

Quyết định số 177/QĐ-TTg ngày 27/10 ghi rõ: Để chủ động trong chỉ đạo công tác ứng phó với bão số 9 (cơn bão rất mạnh dự kiến sẽ đổ bộ trực tiếp vào khu vực Trung và Nam Trung Bộ), thành lập Ban Chỉ đạo tiền phương tại thành phố Đà Nẵng

Thành phần Ban Chỉ đạo tiền phương gồm: Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Chủ tịch Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn làm Trưởng ban.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai làm Phó Trưởng ban.

Các thành viên gồm đại diện lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Xây dựng và Văn phòng Chính phủ.

Ban Chỉ đạo tiền phương chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương triển khai công tác ứng phó với bão số 9 một cách hiệu quả nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại, thường xuyên cập nhật tình hình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và các Bộ, ngành liên quan chuẩn bị hậu cần, bố trí trang thiết bị, phương tiện, thông tin liên lạc bảo đảm cho hoạt động của Ban Chỉ đạo tiề phương trong mọi tình huống.

 

Phóng viên Lê Hiếu hiện đang có mặt tại Thừa Thiên Huế cho biết: Bộ đội biên phòng đã vận động người dân vùng xung yếu lên trường THCS Thuận An, Thừa Thiên Huế để phòng tránh bão số 9.

 
 

Học sinh Thừa Thiên Huế nghỉ học từ chiều 27/10

Triển khai ứng phó với bão số 9, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế vừa cho học sinh toàn tỉnh nghỉ học từ chiều 27/10 và ngày 28/10.

Theo đó, các đơn vị duy trì lực lượng, phương tiện và phân công lãnh đạo, lực lượng tự vệ cơ quan tổ chức trực 24/24 giờ tại đơn vị, trường học để chủ động xử lý các tình huống xảy ra trong bão lũ, nhanh chóng chằng chống các công trình trường lớp.

Đồng thời, khẩn trương di chuyển tài liệu, sách vở, máy móc, thiết bị dạy học... đến vị trí cao ráo an toàn. Cơ sở giáo dục thuộc các vùng đã bị ảnh hưởng do bão lũ trong thời gian qua tiến hành gia cố, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến tránh trú mưa bão an toàn.

 
 

Theo phóng viên Tuyết Lê tại Đà Nẵng, Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng tham mưu trưởng cùng Bộ Tư lệnh quân Khu 5 đi kiểm tra công tác phòng chống bão tại Đà Nẵng, trong đó có Cảng cá Âu thuyền Thọ Quang.

 
 

Phóng viên Thanh Thắng đang ở Quảng Nam thông tin, sáng 27/10, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam phối hợp với các địa phương ven biển gồm huyện Núi Thành, Thăng Bình, TP.Hội An, TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam di dời hàng nghìn hộ dân đến nơi an toàn. Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam ưu tiên di dời người già, trẻ em và những người đau ốm trước. Dự kiến đến 17 giờ chiều nay (27/10) công tác sơ tán người dân sẽ hoàn thành.
 

 
 

Bão số 9 có nguy cơ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động cung ứng điện và hệ thống điện quốc gia, đặc biệt là tại khu vực miền Trung. Hiện, ngành điện các địa phương đang khẩn trương rà soát, lên phương án phòng chống bão; phối hợp với địa phương phát quang hành lang tuyến, chặt tỉa cây xanh để hạn chế tình trạng cây đổ vào đường dây gây ngã đổ cột điện; tập trung xử lý các điểm sạt lở núi, ảnh hưởng hệ thống lưới điện. Các địa phương tái lập ca trực các Trạm biến áp 110kV và có giải pháp để tránh tình trạng ngập úng các trạm biến áp.

Sau khi bão tan, các đơn vị sẽ sớm khôi phục cấp điện trở lại, ưu tiên đối với các phụ tải quan trọng để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo địa phương.

Đối với các công trình như Nhà máy Điện mặt trời Điện lực miền Trung, hệ thống điện mặt trời mái nhà tại trụ sở đơn vị và trong nhân dân dễ tổn thương trong bão, các đơn vị quản lý vận hành, người dân cần có giải pháp ứng phó, gia cố phòng ngừa thiệt hại.

Ông Lê Hoàng Anh Dũng, Giám đốc Điện lực Quảng Ngãi cho biết: “Hiện nay, cho rà soát lưới điện những điểm xung yếu sạt lở ảnh hưởng đến trụ điện thì gia cố một số khu vực. Cây cối cao có nguy cơ ngã đổ sẽ tiến hành cắt tỉa; Chằng néo các cơ sở kho tàng, cơ quan làm việc của công ty; kiểm tra vật tư thiết bị dự phòng, phân công anh em trực 24/24. Đối với khu vực đảo Lý Sơn, trong tình huống bão mạnh quá sẽ chủ động cắt điện trước khi bão vào”.

 

Bão bắt đầu gây gió mạnh trên đất liền từ tối và đêm nay 

Từ chiều nay (27/10), vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến Phú Yên (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh cấp 9-11, sau tăng lên cấp 12-13, giật cấp 16; biển động dữ dội; sóng biển cao từ 6-8m. Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ) ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc cơn bão kết hợp với không khí lạnh nên có gió đông bắc cấp 8-9, giật cấp 11; biển động rất mạnh; sóng biển cao từ 4-6m. Vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10; biển động mạnh; sóng biển cao từ 3-5m.

Khu vực ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định có khả năng xảy ra nước dâng do bão cao từ 0,5-1,5m. Nguy cơ ngập úng ở các vùng trũng, cửa sông, đầm phá ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi.

Bão bắt đầu gây gió mạnh trên đất liền từ tối và đêm nay (27/10); thời gian có gió mạnh nhất trên đất liền từ sáng sớm đến chiều tối ngày 28/10. Các tỉnh/thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11; riêng đất liền ven biển các tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10.

Từ đêm 27/10 đến ngày 29/10, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; Bắc Tây Nguyên 100-200mm/đợt.

Từ 28-31/10 khu vực từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; riêng Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có lượng mưa phổ biến 500-700mm/đợt.

 
 

24 giờ tới, bão đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 10 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 13,4 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 220km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Đến 10 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở 14,8 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, ngay trên đất liền từ Quảng Nam đến Bình Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-115km/giờ), giật cấp 15.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 11,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 116,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 22 giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền, suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa và vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội.

 

Theo hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), do ảnh hưởng thời tiết xấu tại khu vực Trung  Bộ, hãng sẽ điều chỉnh kế hoạch khai thác các chuyến bay đến, đi từ Phú Bài (Huế), Đà Nẵng, Quảng Nam (Chu Lai), Tuy Hòa, Gia Lai, Buôn Mê Thuột, Quy Nhơn, Đà Lạt và Khánh Hòa trong ngày 27/10.

Theo đó, Vietnam Airlines sẽ điều chỉnh khai thác sớm các chuyến bay từ 45 phút đến 5 tiếng 35 phút, đảm bảo hạ cánh và cất cánh trước 18h cùng ngày. Cụ thể, trên đường bay TP.HCM – Quảng Nam – TP.HCM, bay sớm các chuyến bay VN1462, VN1463, VN1464, VN1465 lên trước 1 tiếng 35 phút đến 3 tiếng 15 phút.

Đường bay TP.HCM – Quy Nhơn – TP.HCM, bay sớm các chuyến bay VN1396, VN1397 lên trước 1 tiếng 40 đến 2 tiếng 25 phút; đường bay Hà Nội – Khánh Hòa – Hà Nội, bay sớm các chuyến bay VN1558, VN1559 lên trước 45 phút đến 1 tiếng 40 phút; đường bay TP.HCM – Khánh Hòa – TP.HCM, bay sớm các chuyến bay VN1348, VN1349 lên trước 4 tiếng 20 phút.

Tương tự, đường bay Hà Nội – Đà Nẵng – Hà Nội, bay sớm các chuyến bay VN184, VN185, VN188 lên trước 1 tiếng 15 phút đến 4 tiếng 5 phút; đường bay Hà Nội – Gia Lai – Hà Nội, bay sớm các chuyến bay VN1426, VN1427 lên trước 50 phút; đường bay TP.HCM – Huế - TP.HCM, bay sớm các chuyến bay VN1377, VN1378, VN1379 lên trước 20 phút đến 5 tiếng 35 phút.

Bên cạnh đó, các chuyến bay VN1416, VN1417, VN1387, VN136, VN141 cũng điều chỉnh giờ bay sớm hơn từ 1 - 4 tiếng.

Ngoài Vietnam Airlines, các hãng Vietjet, Bamboo Airways và Pacific Airlines cho biết trong hôm nay sẽ điều chỉnh nhiều chuyến bay do ảnh hưởng bão số 9.

Chủ động ứng phó bão, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức trực 24/24 giờ. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam chỉ đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không tăng cường công tác đảm bảo chất lượng thông tin khí tượng; liên tục theo dõi tình hình thời tiết trong khu vực trách nhiệm, cập nhật các bản tin dự báo, cảnh báo; cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin quan trắc, dự báo, cảnh báo tới người dùng.

Các cảng hàng không, các hãng hàng không, các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tăng cường công tác phối hợp; cập nhật đầy đủ thông tin khí tượng từ các cơ sở khí tượng hàng không liên quan và căn cứ tình hình thực tế để triển khai các hành động ứng phó cần thiết, giảm thiểu tác động đến khai thác, đảm bảo an toàn hoạt động bay, bảo vệ người và tài sản của đơn vị trước thiên tai.

Cục Hàng không cũng yêu cầu triển khai phương án phòng chống mưa, bão, các biện pháp phòng chống ngập úng, khơi thông dòng chảy trong cảng hàng không, sân bay, bảo vệ cho các công trình, phương tiện, thiết bị tại cảng hàng không, hạn chế thiệt hại do mưa, bão gây ra đến mức thấp nhất và nhanh chóng ổn định mọi hoạt động hàng không phục vụ các nhu cầu của hành khách.

 
 
 

Phóng viên Thái Bình đang có mặt ở Khánh Hòa đưa tin, sáng nay (27/10), Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Quốc phòng kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó với bão số 9 tại tỉnh Khánh Hòa.

Đoàn đã kiểm tra tại Vùng 4  Hải quân; Chi đội kiểm ngư số 4. Tại các đơn vị, sau khi kiểm tra kế hoạch công tác Đảng, công tác chính trị; phương tiện, thiết bị, trang bị, quân số... Thượng tướng Trần Quang  Phương đánh giá các đơn vị đã chủ động sẵn sàng các phương tiện như xe thiết giáp, xe chở quân, xuồng, tàu thuyền... đáp ứng yêu cầu cứu nạn, cứu hộ ứng phó với bão số 9. Các đơn vị đã tổ chức tốt gia cố, chằng néo, di chuyển phương tiện vào vị trí an toàn. Thượng tướng  Trần Quang Phương yêu cầu các đơn vị quán triệt nhiệm vụ phòng chống thiên tai là nhiệm vụ chiến đấu của quân đội. Các đơn vị cần làm tốt công chuẩn bị, sẵn sàng ứng cứu nhân dân, đảm bảo an toàn cho bộ đội, phương tiện.
 

 

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 7 giờ ngày 27/10, vị trí tâm bão ở khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 114,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 230km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (135-165km/giờ), giật cấp 17. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 300km tính từ tâm bão, bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 20-25km. Đến 7 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở 14,8 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển từ Đà Nẵng đến Phú Yên. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (135-150km/giờ), giật cấp 16.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 11,0 đến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 25km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới. Đến 19 giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 15,1 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.

Trong 36 đến 48 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục đi sâu vào đất liền, suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn trên biển: Khu vực Bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa và vùng biển phía Bắc quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 10-11, vùng gần tâm bão cấp 12-14, giật cấp 17; sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội.

Từ trưa và chiều nay (27/10), vùng biển ngoài khơi từ Đà Nẵng đến Phú Yên (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh cấp 9-11, sau tăng lên cấp 12-13, giật cấp 16, biển động dữ dội, sóng biển cao từ 6-8m. Vịnh Bắc Bộ và vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế (bao gồm cả đảo Cồn Cỏ) ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc cơn bão kết hợp với không khí lạnh nên có gió Đông Bắc cấp 8-9, giật cấp 11, biển động rất mạnh, sóng biển cao từ 4-6m. Vùng biển từ Khánh Hòa đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10, biển động mạnh, sóng biển cao từ 3-5m.

Khu vực ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Định có khả năng xảy ra nước dâng do bão cao từ 0,5-1,5m. Nguy cơ ngập úng ở các vùng trũng, cửa sông, đầm phá ven biển từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi.

Gió mạnh trên đất liền: Bão bắt đầu gây gió mạnh trên đất liền từ tối và đêm nay (27/10); thời gian có gió mạnh nhất trên đất liền từ sáng sớm đến chiều tối ngày 28/10. Các tỉnh/thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11; riêng đất liền ven biển các tỉnh/thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 15. Các tỉnh Kon Tum, Gia Lai có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10. Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Bắc Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 10.

Mưa lớn: Từ đêm 27/10 đến ngày 29/10, ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; Bắc Tây Nguyên 100-200mm/đợt.

Từ 28-31/10 khu vực từ Nghệ An đến Quảng Trị có mưa rất to với tổng lượng mưa phổ biến 200-400mm/đợt; riêng Nam Nghệ An và Hà Tĩnh có lượng mưa phổ biến 500-700mm/đợt.

Cấp độ rủi ro thiên tai do bão số 9 được cảnh báo cấp 4 trong thang 5 cấp độ./.

 
 
 

Từ khóa: Trực tiếp, bão số 9, mạnh cấp 14, miền Trung, áp sát đất liền

Thể loại: Xã hội

Tác giả:

Nguồn tin: VOVVN

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập