Trực tiếp: Gần 1500 người nhận nhầm tiền hỗ trợ Covid-19 chứ không phải 22.000 người
Cập nhật: 10/11/2021
Việt Nam giới thiệu mẫu radar chuyên bắt máy bay tàng hình
Quân đội nhân dân Việt Nam: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi bám biển
VOV.VN - Bộ trưởng cho biết, ngay sau thời điểm nhận được thông tin, Bộ trưởng đã liên hệ với Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, nghiên cứu kỹ báo cáo của ngành lao động, thương binh và xã hội địa phương, đồng thời cử ngay đoàn công tác vào xử lý.
Chiều nay 10/11, Bộ trưởng Bộ Lao Động- Thương Binh và Xã hội Đào Ngọc Dung là thành viên Chính phủ thứ hai đăng đàn.
Nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tập trung vào việc thực hiện các gói hỗ trợ cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bảo đảm tiến độ , đúng đối tượng, hiệu quả; Bảo vệ quyền trẻ em, nhất là trẻ em có người thân mất vì đại dịch Covid-19; Thực trạng và nguyên nhân người lao động rời thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam trong nhiều đợt; Giải pháp tháo gỡ những khó khăn của thị trường lao động theo diễn biến của dịch; Chính sách thu hút lực lượng lao động trở lại làm việc và giải pháp hỗ trợ giải quyết việc làm đối với lực lượng lao động bị mất việc. Vấn đề huy động, quản lý công tác thiện nguyện.
Làn sóng đại dịch Covid-19 là một cuộc khủng hoảng xã hội và việc làm
Phát biểu mở đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, với chức năng, đối tượng phục vụ rộng lớn, có tác động đến đời sống xã hội, trong đó nhiều lĩnh vực, công việc của Bộ được chủ động trong tổ chức thực hiện nhưng có nhiều công việc mang tính chất phối hợp phụ thuộc kết quả triển khai của các địa phương, các bộ, ngành.
Làn sóng đại dịch Covid-19, từ một cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng đã trở thành một cuộc khủng hoảng xã hội và việc làm. Tình trạng thâm hụt việc làm, bất bình đẳng khiến sinh kế của người dân bị đảo lộn, giảm sút về việc làm và thu nhập. Với tác động của đại dịch, nhất là đợt thứ 4 tới nay đã và đang gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, đến việc làm, đời sống của hàng triệu người lao động và người dân, nhất là khi dịch xâm nhập vào TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh trọng điểm kinh tế phía Nam, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp - nơi sử dụng đồng lao động.
Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước và các địa phương đã chủ động ban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động. Đến nay, các gói hỗ trợ, các gói an sinh xã hội của Trung ương và các địa phương ban hành và đang triển khai đã góp phần quan trọng hỗ trợ người dân chung tay vượt qua nhiều khó khăn, từng bước ổn định cuộc sống, tinh thần tương thân, tương ái, nghĩa cử cao đẹp, những tấm gương sáng cộng đồng đang lan tỏa thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh, an dân và xã hội đã và đang có nhiều hệ lụy do tác động đại dịch để lại. Quy mô các chính sách hỗ trợ của chúng ta còn thấp, đòi hỏi sớm có chính sách hỗ trợ với quy mô lớn hơn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng để phục hồi, phát triển thị trường lao động và các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội.
Đại biểu Huỳnh Thị Phúc ( đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu): "Để thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt nhằm khôi phục sản xuất, phục hồi kinh tế, Bộ đã có định hướng gì để tham mưu giải quyết thực trạng thiếu hụt lao động? Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có kế hoạch gì để phối hợp với các bộ, ngành địa phương khắc phục hạn chế và thống nhất việc tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, chăm lo cho người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 một cách chu đáo và tốt nhất?"
Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, trong Báo cáo 177 ngày 8.11 đã viết rất kỹ (bốn trang) về các giải pháp này, trong đó đề cập sâu vào giải pháp giữ chân người lao động; thứ hai là thu hút người lao động quay trở lại; thứ ba là giải quyết việc làm cho người lao động ở những nơi mà họ đã về mà họ không trở lại nơi cũ và cũng không tìm việc làm mới; thứ tư là giải pháp điều tiết bổ sung trong những trường hợp đặc biệt ở những địa bàn, đối tượng, lĩnh vực cấp thiết. Trong đó, theo Bộ trưởng, có mấy vấn đề quan trọng nhất.
Một là, chúng ta phải lo thật tốt về chính sách, về đời sống, mức lương, thu nhập. Hai là, phải chăm lo an sinh thật tốt, phải có một sàn an sinh tối thiểu để người lao động có thể yên tâm đó là vấn đề nhà trọ, nhà ở, vấn đề sinh hoạt, nơi có thể gửi con, chăm sóc con cái. Ba là phải bảo đảm cho an toàn tính mạng, sức khỏe của họ đó là tiêm vaccine.
Về khắc phục những hạn chế an sinh xã hội, về lâu dài, Bộ trưởng cho biết, chủ trương Nghị quyết Đại hội Đảng XIII nêu rất rõ, chúng ta phấn đấu phát triển kinh tế thì đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội; không đánh đổi tiến bộ, công bằng xã hội để lấy phát triển kinh tế đơn thuần. Vì vậy, hiện nay mặc dù ngân sách còn nhiều khó khăn nhưng Việt Nam là một trong những quốc gia được xếp đứng đầu khối ASEAN về đầu tư ngân sách cho an sinh xã hội. Chúng ta có các chính sách tương đối đồng bộ và hoàn thiện kể cả cho người có công, người yếu thế, người già, người có hoàn cảnh neo đơn, cho trẻ em và các đối tượng khác.
Thời gian tới, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang tiếp tục hoàn thiện và xây dựng Đề án dự kiến đầu năm 2023 sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương về củng cố, nâng cao chất lượng an sinh hay nói cách khác là nâng cao chất lượng các chính sách xã hội của người dân Việt Nam trong thời gian tới. Trong đó có rất nhiều vấn đề liên quan như đời sống, thu nhập cho người nghèo, người yếu thế, người có công, vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường… để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, phân hóa xã hội, để mọi người ai cũng được tham gia và ai cũng được thụ hưởng thành quả xã hội.
Nhận nhầm hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 là sự nhầm lẫn đáng tiếc
Về thông tin một địa phương phát nhầm và nhận nhầm hỗ trợ do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của đại biểu Vương Thị Hương (Hà Giang), Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, đây là sự nhầm lẫn đáng tiếc. Bộ trưởng cho biết, ngay sau thời điểm nhận được thông tin, Bộ trưởng đã liên hệ với Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, nghiên cứu kỹ báo cáo của ngành lao động, thương binh và xã hội địa phương, đồng thời cử ngay đoàn công tác vào xử lý. Tham gia đoàn còn có đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động và một số bộ, ngành liên quan…Tại địa phương, đoàn đã kiểm tra thực tế tình hình, gặp những người trực tiếp phát, trực tiếp nhận. Con số cụ thể không phải là 22.000 người mà chỉ khoảng 1.490 trường hợp.
Đây là chính sách của tỉnh Bình Dương hỗ trợ thêm cho người lao động như giảm giá nhà trọ trong lúc khó khăn với mức 800 nghìn đồng/người. Tuy nhiên trong quá trình kê khai, số lượng tăng lên quá nhiều, tỉnh Bình Dương thấy bất thường đã tiến hành rà soát lại bằng máy, đồng thời mời Bộ Công an và Ngân hàng Chính sách xã hội vào cuộc, cùng rà soát trên cơ sở dữ liệu mới thấy tình trạng trùng lắp. Trên cơ sở đó, tỉnh Bình Dương đã dừng việc này và tiến hành rà soát lại nhưng đã có 1.990 người nhận với số tiền khoảng 1,6 tỷ đồng. Các trường hợp này phần lớn đã hoàn trả lại vì tự nhận thấy mình nhận không đúng. Đến nay, công việc này đã giải quyết xong và 1,6 tỷ đồng cũng đã thu hồi đầy đủ.
Cùng trả lời chất vấn với Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Đào Ngọc Dung có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Thống đốc Ngân hàng nhà nước .../.
Từ khóa: Đào ngọc dung, chất vấn, bộ trưởng Bộ LĐ-TB và XH
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN