Triển lãm "Chủ tịch Hồ Chí Minh và nước Pháp"

Cập nhật: 29/05/2024

Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), ngày 28/5 tại công viên Montreau, Pháp, Đại sứ quán Việt Nam phối hợp với Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, chính quyền thành phố Montreuil và bảo tàng Lịch sử Sống đã khai trương triển lãm « Chủ tịch Hồ Chí Minh và nước Pháp ».

Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng nhấn mạnh triển lãm là cơ hội để bạn bè Pháp có thể hiểu rõ hơn về Chủ tịch Hồ Chí Minh - người được UNESCO vinh danh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”.“Triển lãm ngày hôm nay là sự đúc kết vô cùng quan trọng về cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp.Triển lãm lần này cũng là hoạt động mở màn cho chuỗi sự kiện quan trọng trong thời gian tới: theo dấu chân Người trên khắp các vùng miền của nước Pháp, tại Marseille, tại Lyon, tại Le Havre” - Đại sứ Đinh Toàn Thắng khẳng định.

Các đại biểu tham quan khu triển lãm

Trước đông đảo bạn bè Pháp và bà con kiều bào, Giám đốc Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Lê Thị Phượng khẳng định, Người là biểu tượng cao đẹp của khát vọng độc lập tự do, bình đẳng và bác ái, không chỉ của Việt Nam mà còn của các dân tộc yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới.

“Những hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đất Pháp, đã làm cho nhiều người trong Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp, và dư luận quốc tế chú ý và hiểu rõ về đất nước, con người Việt Nam, về khát vọng độc lập, hòa bình của nhân dân Việt Nam, về thiện chí của nước Việt Nam, làm cho số đông người Pháp trở thành bạn hữu của nhân dân Việt Nam, tán thành Việt Nam độc lập và 2 dân tộc Việt - Pháp cộng tác một cách chân thành và bình đẳng”.

Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm

Về phần mình, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Sống, Éric Lafon cho biết bảo tàng luôn dành riêng một căn phòng để lưu giữ và trưng bày những hình ảnh, hiện vật quý về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ trong những năm tháng Người ở Pháp với tất cả lòng tôn kính một người bạn lớn của nhân dân Pháp. Đồng thời, ông Lafon cũng nhấn mạnh đây không phải là lần đầu tiên bảo tàng tổ chức triển lãm về Chủ tịch Hồ Chí Minh mà từ những năm 80 của thế kỷ trước, nhiều sự kiện về Người đã được công chúng Montreuil nhiệt liệt hưởng ứng tại đây.

“Điều khiến chúng tôi xúc động khi nhớ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là lòng nhân ái,tinh thần yêu nước nồng nànvới quyết tâm đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc, trái ngược với suy nghĩ của người Pháp khi đóđang đô hộ Việt Nam. Bác Hồ đã giúp cho nhân dân Pháp nhận ra rằng họ cũng đã từng đấu tranh giành độc lập để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và thoát khỏi ách thống trị của người Đức”- ôngLafon nhăc lại.

Triển lãmđã thu hút sự tham gia đông đảo của bạn bè Pháp, bà con kiều bào, học sinh, sinh viên và cán bộ nhân viên các cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp

Triển lãm“Chủ tịchHồ Chí Minhvà nước Pháp”giới thiệu gần 200 bức ảnh tư liệu, tài liệu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của Người, đã thu hút sự tham gia đông đảo của bạn bè Pháp, bà con kiều bào, học sinh, sinh viên và cán bộ nhân viên các cơ quan đại diện Việt Nam tại Pháp.Bà Đoàn Thị Nhài, người dân Pháp gốc Việt chia sẻ:“Mặc dù tôi được sinh ra trên đất Pháp với bố là người Việt và mẹ là người Pháp, nhưng đất nước Việt Nam có ý nghĩa quan trọng đối tới tôi. Đến với triển lãm, tôi được học hỏi thêm rất nhiều kiến thức về lịch sử Việt Nam. Tôi cảm thấy hào hứng khi được biết Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng sống tại Mông-thơi (Montreuil), nơi tôi trải qua thời thơ ấu. Và khi thăm Việt Nam, được thấy hình ảnh của Người luôn ở vị trí trang trọng tại mọi nơi tôi đến, điều đó thật sự xúc động. Bác Hồ đã để lại di sản vĩ đại cho nhân dân Việt Nam và cả thế giới.”

Bà Đoàn Thị Nhài khám phá lịch sử Việt Nam thông qua triển lãm

Lễ dâng hoa tại tượng đài của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công viên Montreau

Anh Tuấn – Mạnh Hà/VOV-Paris

Từ khóa: #Triển lãm #Montreuil #Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thể loại: Thế giới

Tác giả:

Nguồn tin: VOV1

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập