Trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Thuận nguy cơ mai một
Cập nhật: 2 giờ trước
30 năm ngày vịnh Hạ Long lần đầu tiên được UNESCO vinh danh là Di sản thiên nhiên
Khai mạc Ngày hội Văn hoá các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị năm 2024
VOV.VN - Trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi, chiều nay (13/12), tại TP Phan Thiết, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuậnn tổ chức toạ đàm “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận cho biết, với xu hướng phát triển của kinh tế thị trường và giao lưu, tiếp biến văn hóa đang diễn ra đa chiều giữa các vùng miền hiện nay, trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số trong tỉnh đang đứng trước nguy cơ mai một, biến đổi và mất dần những giá trị văn hóa mang tính đặc trưng của từng cộng đồng dân tộc.
Trang phục truyền thống không còn phổ biến trong đời sống, sinh hoạt thường ngày, mà chỉ được sử dụng như lễ phục vào các ngày tết hoặc các dịp lễ hội, lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm của cộng đồng.
Do đó, việc bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh gắn với hoạt động phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, nhằm lưu giữ trang phục truyền thống tồn tại bền vững theo thời gian và du khách cũng được trải nghiệm, hiểu thêm về giá trị của trang phục các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cũng đánh giá về thực trạng, khẳng định được giá trị của trang phục truyền thống các dân tộc Chăm, Raglai, K’ho, Chơ Ro và trang phục của Bộ sưu tập di sản văn hóa Hoàng tộc Chăm. Đồng thời đưa ra giải pháp mang tính khoa học, thiết thực, phù hợp, bổ ích, định hướng đúng đắn trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số ở tỉnh Bình Thuận.
Theo ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận, trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Bình Thuận rất mộc mạc, đậm chất dân tộc gắn với điều kiện tự nhiên nơi nó được sản sinh ra. Đó không chỉ là sự phản ánh văn hóa của cộng đồng, mà còn lưu giữ những sắc thái lịch sử, văn hóa qua quá trình tồn tại và phát triển của từng tộc người.
Ông Bùi Thế Nhân cho biết, đơn vị sẽ đề xuất HĐND, UBND một số quy định như cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số được mặc trang phục truyền thống trong quá trình làm việc, lao động, công tác và chuẩn hóa nó ở các nghi lễ của người dân tộc thiểu số.
"Chúng tôi sẽ thường xuyên tổ chức các ở cuộc thi trình diễn thời trang các dân tộc các dân tộc; các cuộc giao lưu giữa các dân tộc với nhau về văn hóa nói chung và trong đó có trang phục. Chúng tôi đang nghiên cứu từng bước khích lệ các khu du lịch, các điểm du lịch đưa các vật dụng của người dân tộc thiểu số làm vật lưu niệm, đặc biệt là bộ trang phục để cho du khách có thể là mặc chụp hình kỷ niệm và cũng có thể mua để làm kỷ niệm. Ông Nhân nói.
Từ khóa: Bình Thuận , Bình Thuận, trang phục, truyền thống
Thể loại: Văn hóa - Giải trí
Tác giả: đoàn sĩ/vov-tp.hcm
Nguồn tin: VOVVN