TPHCM: Người dân vẫn bức xúc trong hồ sơ xác minh lý lịch tư pháp
Cập nhật: 10/01/2020
Quảng Ninh: Làng hoa Đông Triều vào vụ Tết
Dân khổ vì ô nhiễm môi trường tại các trại nuôi gà ở thành phố Buôn Ma Thuột
VOV.VN - Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp đang hoàn thiện, nên nhiều trường hợp không có bản án, thông tin về việc chấp hành nội dung bản án
Tại Hội nghị Tổng kết Công tác ngành tư pháp – Phong trào thi đua yêu nước năm 2019 và triển khai chương trình công tác năm 2020, chiều 10/1, Sở Tư pháp TP.HCM cho biết, vẫn còn nhiều vướng mắc trong công tác tra cứu, thẩm định lý lịch tư pháp, đặc biệt là đối với những người có tiền án tiền sự.
Trong năm 2019, Sở Tư pháp TPHCM đã thực hiện góp ý, thẩm định 260 dự thảo văn bản các loại, tăng 4,25% so với năm 2018; thực hiện tư vấn pháp lý 415 vụ, tăng 2,31% so với năm 2018; đơn giản hóa đối với 12 thủ tục hành chính, thuộc các lĩnh vực hộ tịch, chứng thực và luật sư. Đặc biệt, Sở Tư pháp tham mưu trong các vụ việc có tính phức tạp, do nhiều ngành tham mưu hoặc bị khiếu nại, khởi kiện.
Tuy nhiên, trong công tác tư pháp năm 2019 vẫn còn nhiều vướng mắc, đơn cử như trong công tác lý lịch tư pháp. Cụ thể, hiện nay phần mềm lý lịch tư pháp chưa hỗ trợ công tác tra cứu, xác minh giải quyết hồ sơ có thông tin tiền án, tiền sự. Luật Lý lịch tư pháp cũng chưa có quy định cụ thể về thời gian cấp phiếu đối với hồ sơ có thông tin tiền án, tiền sự, chưa đảm bảo thực hiện chế định đương nhiên xóa án tích theo quy định của Bộ luật hình sự 2015….
Hiện cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp đang hoàn thiện, nên nhiều trường hợp không có bản án, thông tin về việc chấp hành nội dung bản án…do đó việc cấp phiếu còn phụ thuộc nhiều vào kết quả xác minh tại các cơ quan liên quan, tạo nhiều áp lực trong công tác xác minh, tra cứu, cấp phiếu lý lịch tư pháp. Sở Tư pháp chưa thể đảm bảo thời gian cấp phiếu theo quy định, dễ gây bức xúc cho người dân về tình trạng hồ sơ trễ hạn.
Giám đốc Sở Tư pháp Huỳnh Văn Hạnh cho biết, năm 2020, Sở Tư pháp tập trung nâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật; nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật, đảm bảo chất lượng, kịp thời, đặc biệt phục vụ nhân dân một thái độ cầu thị, hiệu quả. Nhất là hỗ trợ người dân sử dụng dịch vụ công./.
Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật
Từ khóa: Sở Tư pháp TPHCM, lý lịch tư pháp, TPHCM, chấp hành án
Thể loại: Xã hội
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN