TP. Hồ Chí Minh tìm kiếm giải pháp nâng cao năng lực quản lý y tế cơ sở góp phần phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 (27/5/2022)

Cập nhật: 27/05/2022

Sáng nay 27/5, Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Y tế TP. HCM tổ chức ký kết hợp tác nhằm “Tìm kiếm giải pháp nâng cao năng lực quản lý y tế cơ sở góp phần tham gia phục hồi kinh tế sau đại dịch”. Chương trình nhằm thúc đẩy hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế Tp> HCM giai đoạn 2022 - 2025, giải quyết một trong những bài toán lớn theo yêu cầu của thành phố góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Theo PGS TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM đại dịch Covid 19 có thể nói là cam go, khốc liệt chưa từng có trong lịch sử phát triển TP cũng như trong ngành y tế, đau thương cũng nhiều, thành công cũng có. Khi dịch bệnh bùng phát, hệ thống y tế TP bộc lộ rõ một số điểm yếu. Ở thời điểm hiện nay có thể khẳng định là chúng ta đã kiểm soát được dịch bệnh, trách nhiệm của ngành y tế bây giờ là phải hàn gắn những lỗ hỏng, giữa khoảng cách hiện thực và mong muốn. TPHCM luôn ưu ái cho ngành y tế về cơ sở hạ tầng, về câu chuyện nhân lực mới đây nghị quyết 01 của HĐND một số cơ chế chính sách lần đầu tiên chỉ có TPHCM là tạo thêm nguồn thu của y tế cơ sở, giúp giữ chân cán bộ y tế cơ sở.

PGS. TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM

Ngành y tế phải nỗ lực, kỳ vọng và quyết tâm đẩy mạnh đổi mới sáng tạo khoa học công nghệ để giải quyết 3 thách thức lớn của ngành y tế, thứ nhất là nhất là xây dựng, phát triển các công cụ, giải pháp, mô hình phục vụ công tác quản trị, điều hành của hệ thống y tế TP, trong đó ưu tiên nâng cao năng lực khám, chữa bệnh cho hệ thống y tế cơ sở, y tế công cộng và hệ thống cấp cứu ngoại viện; Thứ hai là về các nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ công tác chẩn đoán, điều trị, phục hồi và chăm sóc sức khỏe cho người dân và bài toán thứ ba là về kết nối, thu hút các nguồn lực của xã hội tham gia để hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong lĩnh vực y, dược.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Về kiến nghị phương pháp giải quyết câu chuyện nhận diện mức độ ảnh hưởng sức khỏe tinh thần của người dân TP sau hậu Covid - 19, theo TS Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM thứ nhất cần đánh giá được tình trạng sức khỏe tinh thần và những nhu cầu cần chăm sóc sức khỏe tinh thần, thứ hai là xây dựng công cụ giúp nhận dạng được vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần của người dân TP.

Toàn cảnh Hội nghị

Liên quan đến sức khỏe tâm thần theo TS. Lê Minh Công, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và hỗ trợ sức khỏe tinh thần thuộc Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM, ở TPHCM có khá nhiều trường đào tạo về tâm lý nhưng nhiều trường đào tạo không có chuẩn mực về tâm lý lâm sàn, tôi nghĩ đây là câu chuyện ảnh hưởng hệ lụy về sau rất lâu dài. Vấn đề về sức khỏe tâm thần rất quan trọng tuy nhiên TPHCM nói riêng và cả nước nói chung ít có các công bố về thực trạng sức khỏe tâm thần và các phương pháp can thiệp có hiệu quả đối với vấn đề này.

Lễ ký kết hợp tác giữa Sở Y tế và Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM

Hiện nay TPHCM có hơn 7000 phòng khám và nhà thuốc tư nhân, theo TS Trương Văn Đạt, Trường ĐH Y dược TPHCM khi có vấn đề về sức khỏe thì đầu tiên người dân sẽ đến các nhà thuốc, phòng khám, nếu muốn mở rộng mạng lưới chăm sóc sức khỏe tinh thần thì phải đào tạo cho các nhà thuốc, phòng khám này khả năng nhận diện được vấn đề sức khỏe người dân để hướng dẫn kịp thời đến các cơ sở y tế đúng thời điểm.

Thúy Nhi

Từ khóa: #ký kết #hợp tác #hậu covid

Thể loại: Thời sự

Tác giả: thúy nhi

Nguồn tin: VOV1

Bình luận






Đăng nhập trước khi gửi bình luận Đăng nhập