Tốt nghiệp cử tuyển, sinh viên người dân tộc thiểu số về quê làm rẫy
Cập nhật: 19/10/2019
Bắt giam cựu điều tra viên ở Đồng Nai vì dùng nhục hình
"Nổ" quan hệ với nhiều lãnh đạo để lừa đảo lấy tiền "tách thửa"
VOV.VN - Sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng diện cử tuyển chưa tìm được việc làm đang xảy ra ở nhiều địa phương.
Sáng nay 14/10, tại buổi tiếp xúc của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam với cử tri huyện miền núi cao Tây Giang, đã có một số ý kiến đề nghị cần có chính sách bố trí công việc phù hợp cho con em đồng bào dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng diện cử tuyển.
Không ít trường hợp sau khi ra trường quay trở lại làm rẫy hoặc xuống phố làm thuê.
Ông Blúp Ứ ở thôn Rà Brượp, xã Atiêng, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, vợ chồng ông có hai người con theo học cử tuyển. Người con trai làm ở xã được cử đi học Đại học Luật tại thành phố Tam Kỳ, đứa con gái sau khi tốt nghệp Trung học phổ thông học được đi học Trung cấp sư phạm diện cử tuyển. Để có tiền nuôi con ăn học, vợ chồng ông phải vay ngân hàng, số nợ lên đến vài trăm triệu đồng.
Ông Blup Ứ nhiều lần đi gõ cửa các cơ quan xin việc cho con. |
Hiện, con trai ông Blúp Ứ trở về xã làm công tác dân vận, kiêm Bí thư Chi bộ thôn. Riêng đứa con gái sau 2 năm ra trường vẫn chưa có việc làm.
"Con gái tôi đi làm thuê ở Đà Nẵng nhưng không được rồi cũng về. Cho học cũng rất tốn kém, mà học xong lại không có việc làm. Con trai tôi đi học đã mất 200 triệu, chưa kể tiền chi tiêu khác. Tôi phải bán một trang trại, một con bò cái, rồi thuế chấp sổ đỏ nữa. Con gái tôi đi học Trung cấp ở Tam Kỳ cũng mất 60-70 triệu đồng", ông Blúp Ứ nói.
Lãnh đạo huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, trên địa bàn hiện còn 81 trường hợp tốt nghiệp Đại học, cao đẳng diện cử tuyển chưa có việc làm. Riêng lĩnh vực sư phạm có 62 trường hợp như vậy. Nhiều em sau khi tốt nghiệp phải giấu bằng Đại học để xin việc làm tại các nhà máy, xí nghiệp ở thành phố. Một số em trở về bản làng làm đủ thứ nghề để kiếm sống, từ làm rẫy, làm thuê, chăn nuôi đến làm thợ hồ.
Bà Lê Kim Vân, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện nay trên địa bàn vẫn còn thiếu giáo viên, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới: "UBNDhuyện đã có Tờ trình xin tỉnh có phương án thế nào đó để xét tuyển các em, bổ sung cho tình trạng thiếu giáo viên trên địa bàn".
Ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết, hiện nay biên chế đã đóng khung. |
Sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng diện cử tuyển chưa tìm được việc làm đang xảy ra ở nhiều địa phương. Tại các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, những năm qua, các cấp chính quyền luôn quan tâm đến công tác cử tuyển và chủ động bố trí việc làm cho sinh viên khi ra trường. Tuy nhiên, do nhu cầu việc làm chưa phù hợp nên việc bố trí việc làm cho số sinh viên cử tuyển ra trường còn gặp nhiều khó khăn. Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện còn hơn 300 sinh viên trên tổng số 877 em diện cử tuyển sau khi tốt nghiệp chưa có việc làm. Tại buổi tiếp xúc với cử tri huyện Tây Giang, ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết, nhiều nơi thiếu giáo viên nhưng sinh viên diện cử tuyển sau khi tốt nghiệp ra trường lại không có việc làm.
"Thực trạng này tỉnh đã nắm được. Hơn 80 trường hợp xét vào biên chế thì phải có hơn 80 cán bộ phải nghỉ việc. Trước đây, chúng ta có văn bản về việc cử cán bộ đi học rồi về xét tuyển vào, để bổ sung nguồn lực cán bộ. Tuy nhiên, biên chế quá thừa nên gặp nhiều khó khăn", ông Cường nói./.
Đại học Quốc gia Hà Nội trong nhóm 1.000 đại học tốt nhất thế giới
Từ khóa: Đại học cử tuyển, sinh viên người dân tộc, Tam Kỳ Quảng Nam, Đại học Cao đẳng cử tuyển
Thể loại: Giáo dục
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN