Tổng thống Trump có đủ thẩm quyền hoãn bầu cử Mỹ?
Cập nhật: 31/07/2020
Vietnamese still love to travel in 2025 despite spending challenges
NSND Tự Long, Anh trai vượt ngàn chông gai được vinh danh ở WeChoice Awards 2024
VOV.VN - Tổng thống Trump vừa gây ra cơn bão chính trị sau khi ông đăng tải dòng Tweet nói về khả năng hoãn cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Dòng Tweet của ông Trump, viết dưới dạng câu hỏi với nội dung: “Hoãn bầu cử cho đến khi người dân có thể bỏ phiếu đúng cách, an toàn và đáng tin cậy thì sao nhỉ?”, được đưa ra sau khi nhà lãnh đạo Mỹ phản đối hình thức bỏ phiếu qua thư, trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng tại nhiều bang của nước Mỹ, khiến người dân lo ngại về hình thức bỏ phiếu trực tiếp. Tổng thống Trump từng cho biết, việc bỏ phiếu qua thư sẽ gây ra tình trạng gian lận và lạm quyền, biến cuộc bầu cử Mỹ thành “trò đùa”.
Tổng thống Trump. Ảnh: Al Jazeera. |
Dịch Covid-19 đã tác động đáng kể đến nền chính trị nước Mỹ. Nhiều cuộc vận động tranh cử đã bị trì hoãn hoặc gián đoạn, nhiều địa điểm bỏ phiếu chưa sẵn sàng mở cửa, khi chỉ còn chưa đầy 100 ngày nữa cuộc bầu cử chính thức sẽ diễn ra. Hiện tại hình thức tổ chức cuộc bầu cử vẫn là chủ đề tranh luận của các đảng phái.
Ông Trump có đủ thẩm quyền hoãn bầu cử?
Theo một đạo luật có từ năm 1945, cuộc bầu cử Tổng thống được tổ chức vào thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11, năm nay sẽ rơi vào ngày 3/11 tới. Để thay đổi điều này, cần phải có một đạo luật của Quốc hội, được đa số nghị sỹ của Hạ viện – do phe Dân chủ kiểm soát và Thượng viện - do đảng Cộng hòa chiếm đa số thông qua. Tuy vậy, triển vọng về một sự đồng thuận lưỡng đảng nhằm trì hoãn cuộc bầu cử là rất khó xảy ra.
CNN lưu ý, Tổng thống không có quyền hoãn cuộc bầu cử vì theo Hiến pháp chỉ Quốc hội mới đủ thẩm quyền ấn định ngày bầu cử. Hầu hết các chuyên gia điều nhất trí rằng thời gian bầu cử sẽ không thể thay đổi nếu không có sự phê chuẩn của Quốc hội.
Theo Hiến pháp Mỹ, một nhiệm kỳ của Tổng thống chỉ kéo dài 4 năm. Điều này đồng nghĩa với việc nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump sẽ kết thúc vào trưa ngày 10/1/2021 (the giờ địa phương) bất kể ngày bầu cử có được thay đổi hay không. Tổng thống Trump sẽ có thêm một nhiệm kỳ nữa nếu ông tái đắc cử, song ông cũng có thể bị thay thế bởi ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden nếu thất bại. Thời gian đang rút ngắn và việc trì hoãn bầu cử không thể làm thay đổi được điều này.
Bầu cử Mỹ: Biden tính kế làm lung lay “căn cứ” của Trump
Điều gì xảy ra nếu cuộc bầu cử bị hoãn lại?
Trong trường hợp cuộc bầu cử không được diễn ra theo đúng kế hoạch, Đạo luật người kế nhiệm Tổng thống sẽ có hiệu lực. Nếu ông Trump rời khỏi vị trí, thì Phó Tổng thống, trong trường hợp này là ông Mỹ Mike Pence sẽ tạm thời giữ chức vụ cho đến khi cuộc bầu cử diễn ra. Tuy nhiên, do vị trí Phó Tổng thống cũng tự động hết nhiệm kỳ vào ngày 20/1/2020 nên ông Pence không thể kế nhiệm hợp pháp chiếc ghế Tổng thống.
Nhân vật tiếp theo là Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, song nhiệm kỳ 2 năm của bà sẽ kết thúc vào cuối tháng 12/2020, trước cả thời gian mãn nhiệm của Tổng thống.
Với kịch bản đó, quan chức cấp cao nhất, đủ điều kiện đảm nhiệm vị trí Tổng thống là Chủ tịch Thượng viện tạm quyền Chuck Grassley,86 tuổi. Tuy vậy ông Chuck Grassley chỉ có thể nắm quyền trong trường hợp đảng Cộng hòa vẫn kiểm soát Thượng viện, sau khi 1/3 trong tổng số 100 ghế của đảng này bị bỏ trống vì các nghị sỹ hết nhiệm kỳ.
Dù ngày bầu cử khó có khả năng bị thay đổi, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc tiến trình bầu cử sẽ không có nguy cơ bị gián đoạn. Giáo sư Richard L Hasen của Đại học California Irvine, một chuyên gia về luật bầu cử nhận định, Tổng thống Trump hoặc chính quyền các tiểu bang có thể sử dụng quyền hạn khẩn cấp của họ để cắt giảm các địa điểm bỏ phiếu trực tiếp.
Trong cuộc bầu cử sơ bộ tại bang Wisconsin vừa qua, do lo ngại nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cùng với việc thiếu hụt các nguồn lực bầu cử, bang này đã phải đóng cửa 175 trên tổng số 180 địa điểm bỏ phiếu ở Milwaukee – thành phố lớn nhất bang.
Nếu động thái như vậy được thực hiện với mục tiêu chính trị, các bên có thể nhằm vào những thành trì của đảng đối lập và do đó sẽ tác động đến kết quả cuộc bầu cử. Mỹ phản đối đề xuất hoãn bầu cử của Tổng thống Donald Trump
Liệu có xảy ra trận chiến pháp lý?
Những gì tại bang Wisconsin có thể là sự cảnh báo trước về nguy cơ gián đoạn sẽ xảy ra đối với cuộc bầu cử chính thức, một phần do cử tri phải xếp hàng chờ đợi vì các điểm bỏ phiếu bị cắt giảm đáng kể.
Thống đốc đảngDân chủ Tony Evers và các nghị sỹ Cộng hòa kiểm soát cơ quan lập pháp đã đối đầu trong cuộc chiến pháp lý về việc liệu thống đốc bang có quyền hoãn việc bỏ phiếu cho đến tháng 6/2021 hoặc kéo dài thời gian bỏ phiếu vắng mặt hay không.
Trước đó hồi tháng 3, Thống đốc Cộng hòa của bang Ohio, ông Mike DeWine đã có một trận chiến tương tự ở tòa án trước khi thực hiện quyết định trì hoãn bầu cử sơ bộ tại bang này để lựa chọn ứng viên ra tranh cử.
Mới nhất ngày 29/7, một thẩm phán ở Texas đã ban hành sắc lệnh đưa dịch Covid-19 trở thành lý do hợp lệ để yêu cầu tiến hành việc bỏ phiếu vắng mặt vào tháng 11 tới.
Thay đổi thời gian bầu cử có thể làm giảm rủi ro?
Kết quả cuộc thăm dò dư luận do Trung tâm nghiên cứu Pew mới công bố cho thấy, 66% người dân Mỹ cho biết họ không cảm thấy an tâm khi đến địa điểm bỏ phiếu trong bối cảnh dịch Covid-19 đang gây ra cuộc khủng hoảng y tế nghiêm trọng.
Lo ngại này đã làm gia tăng áp lực đối với các bang để mở rộng hình thức bỏ phiếu từ xa cho tất cả các cử tri nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Mặc dù mỗi tiểu bang đều áp dụng hình thức bỏ phiếu từ xa nhưng yêu cầu đưa ra lại khác nhau. Năm bang ở miền tây nước Mỹ trong đó có Washington, Oregon và Colorado yêu cầu bỏ phiếu qua thư điện tử. Các bang khác trong đó có California lại cung cấp lá phiếu thông qua dịch vụ chuyển phát cho bất cứ ai có nhu cầu.
Nhiều bang khác phải đối mặt với lời kêu gọi nới lỏng quy định bỏ phiếu vắng mặt để khiến việc bỏ phiếu của cử tri trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, nhiều quan chức đứng đầu đã phản đối. Thống đốc Mike Parson của bang Missouri hôm 28/7 cho rằng, việc mở rộng quyền tiếp cận đối với hình thức bỏ phiếu vắng mặt là “một vấn đề chính trị”. Theo ông nỗi sợ lây nhiễm Covid-19 không phải là lý do để giải thích cho việc này./.
Từ khóa: Tổng thống Trump, hoãn bầu cử Mỹ, dịch Covid-19, Hiến pháp Mỹ, Dân chủ
Thể loại: Văn hóa - Giải trí
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN