Tổng Cục Du lịch tăng cường thu hút du khách từ Trung Quốc
Cập nhật: 25/09/2019
Senior leaders attend Government conference with localities on 2025 tasks
Linh vật Rắn của Đường hoa Nguyễn Huệ hứa hẹn ấn tượng hơn Tết 2013
VOV.VN - Khách từ Trung Quốc và Hàn Quốc đến Việt Nam có xu hướng sụt giảm. TCDL đang có kế hoạch tăng cường xúc tiến tại 2 thị trường này để thu hút du khách
Chiều 9/7, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tiến hành họp báo để thông tin về tình hình hoạt động du lịch 6 tháng đầu năm 2019, Giải thưởng Du lịch Việt Nam năm 2019 và công bố Báo cáo thường niên Du lịch Việt Nam 2018.
Theo Chánh Văn phòng TCDL Vũ Quốc Trí, trong 6 tháng, ngành du lịch đã duy trì tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế, nội địa, đạt mục tiêu theo kịch bản tăng trưởng của ngành du lịch năm 2019.
Tổng cục Du lịch cũng đã hoàn thiện và báo cáo Bộ trình Thủ tướng Chính phủ đề án “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” và “Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới”.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, ngành du lịch triển khai 4 đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch; Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nâng cao hiệu quả của công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.
Tuy nhiên, ông Vũ Quốc Trí cũng cho biết bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động du lịch thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế cần tập trung khắc phục như công tác bảo đảm an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường vẫn còn nhiều thiếu sót, rác thải ô nhiễm, tai nạn ảnh hưởng đến an toàn của khách du lịch tại các điểm du lịch còn xảy ra, đặc biệt vào các dịp lễ hội, mùa cao điểm du lịch; ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân trong hoạt động du lịch chưa cao.
Tăng cường thu hút du khách từ 2 thị trường nguồn Trung Quốc và Hàn Quốc
Theo Tổng cục Du lịch, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ đầu năm 2019 đến nay đã đạt gần 8,5 triệu lượt (tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018); khách du lịch nội địa đạt 45,5 triệu lượt, trong đó có 22,9 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch đạt 338.200 tỷ đồng (tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2018).
Nhóm khách có tốc độ tăng trưởng cao chủ yếu đến từcác nước như: Thái Lan với 45,4%, Đài Loan (Trung Quốc) 27%, Indonesia 22%.
Tuy nhiên, khách du lịch quốc tế đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc vốn được xem là 2 thị trường trọng điểm của Việt Nam lại đang sụt giảm về tốc độ tăng trưởng.
Cụ thể, khách du lịch Hàn Quốc chỉ tăng 21% (tốc độ tăng trưởng cùng kỳ năm 2018 là 60,7%). Thị trường khách Trung Quốc tăng 3,3% (cùng kỳ năm 2018 là 36,1%). Sự suy giảm ở hai thị trường này đã ảnh hưởng mạnh tới tốc độ tăng trưởng chung về lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Ông Đinh Ngọc Đức- Vụ trưởng Vụ Thị trường TCDL cho biết, TCDL có kế hoạch tăng cường thu hút lượng khách đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc. "Trong tháng 6 đã tổ chức các sự kiện quảng bá du lịch Việt Nam tại 2 thị trường này. Đặc thù của du khách Trung Quốc là không dùng tiếng Anh. Tổng cục đã đề xuất triển khai chiến dịch quảng bá du lịch Việt Nam trên mạng xã hội Trung Quốc bằng tiếng Trung để lan tỏa và thu hút khách trẻ, khách các vùng tỉnh lẻ tại Trung Quốc", ông Đức nói.
Ông Hà Văn Siêu - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch |
Cũng tại buổi họp báo, bà Lưu Thị Hương Hoài - Phó Vụ trưởng Vụ Khách sạn thông tin, vào ngày 15/7 tới, TCDL sẽ tổ chức lễ trao giải thưởng du lịch Việt Nam 2019 nhằm vinh danh doanh nghiệp, cá nhân có đóng góp cho sự phát triển của ngành Du lịch.
Giải thưởng dành chocác loại hình dịch vụ du lịch gồm: Lữ hành, khách sạn, doanh nghiệp vận tải khách du lịch bằng ô tô, đường thuỷ, hàng không, nhà hàng ăn uống phục vụ khách, khu du lịch và vui chơi giải trí…
Năm nay, giải thưởng du lịch Việt Nam bổ sung 2 lĩnh vực là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực du lịch và đơn vị truyền thông có nhiều đóng góp cho ngành Du lịch Việt Nam./.
Từ khóa: tổng cục du lịch, lượng khách quốc tế, xúc tiến du lịch, phó tổng cục trưởng hà văn siêu,
Thể loại: Văn hóa - Giải trí
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN