Tìm giải pháp vốn đầu tư vào hiệu quả năng lượng trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm (10/09/2023)
Cập nhật: 09/09/2023
Nghiên cứu về phát thải các bon thấp của Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính: Việt Nam có thể không phải phải đầu tư mới tới 12.000MW công suất nguồn phát điện vào năm 2030 nếu thực hiện toàn diện các giải pháp tiết kiệm năng lượng (TKNL) từ phía cầu sử dụng năng lượng. Khảo sát của Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030 cũng cho thấy, các ngành công nghiệp có thể tiết kiệm tới 30% nguồn năng lượng nếu các giải pháp đầu tư công nghệ tiết kiệm năng lượng được coi trọng.
Thế nhưng, chỉ tính riêng nhu cầu đầu tư cho TKNL của một số ngành công nghiệp trọng điểm của Việt Nam cũng khoảng 3,6 tỷ USD. Với kinh phí lớn như vậy, nguồn vốn ở đâu để các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đầu tư vào TKNL?
“Đi tìm giải pháp vốn đầu tư vào TKNL trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật tuần này, với sự tham gia của các vị khách mời: Ông Chu Bá Thi - Chuyên gia năng lượng cao cấp, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (WB) và ông Hoàng Việt Dũng - Thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo TKNL, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương.
Từ khóa: #vốn đầu tư vào TKNL trong các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm #Quỹ Khí hậu Xanh (GCF) #Dự án Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp ở Việt Nam (dự án VSUEE) #Quỹ chia sẻ rủi ro (RSF) #Ngân hàng Thế giới (WB) #Bộ Công Thương #VNEEP
Thể loại: Đời sống
Tác giả: nguyên long
Nguồn tin: VOV1