Tiêu thụ nông sản khó vì dịch nCoV, hai Bộ đưa ra nhiều giải pháp
Cập nhật: 05/02/2020
Tiền thưởng Tết 2025 sẽ tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
Tăng trưởng tín dụng 2024 -vượt kỳ vọng do nhiều yếu tố tích cực (15/01/2025)
VOV.VN - Hai Bộ thống nhất phối hợp khuyến cáo doanh nghiệp không đưa hàng nông sản lên biên giới, tăng tiêu thụ nội địa và chế biến chuyên sâu...
Trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến công tác xuất khẩu hàng nông sản trong bối cảnh dịch nCoV đang có diễn biến phức tạp, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1/2020 diễn ra chiều 5/2, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, một số giải pháp trước mắt được Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương đưa ra là, các hiệp hội ngành hàng đưa ra là khuyến cáo các doanh nghiệp không tiếp tục chuyển hàng xuất khẩu lên biên giới mà tập trung tiêu thụ tại thị trường nội địa, tăng cường chế biến và tạm trữ ở hệ thống kho lạnh.
Bộ NN&PTNT đề nghị các doanh nghiệp, các Hiệp hội ngành hàng các tỉnh tập trung vào chế biến và chế biến sâu, đồng thời đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Việc xúc tiến thương mại đang được 2 Bộ NN&PTNT cũng Bộ Công Thương phối hợp rất chặt chẽ.
Trong tháng 2 này, Bộ NN&PTNT sẽ có đoàn xúc tiến thương mại tại UAE và Mỹ. trong tháng 3 sẽ có đoàn xúc tiến thương mại sang Brazil, tháng 4 sẽ đi Nga và các thị trường châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng như tất cả các thị trường ngách đều được phát huy một cách tốt đa nhất.
"Trong tình thế chúng ta còn khó khăn lâu dài, Bộ NN&PTNT đã chuẩn bị kế hoạch cơ cấu lại sản phẩm để phù hợp với các thị trường; trao đổi thông tin thường xuyên với các Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc để những hiệp định chuẩn bị thực thi sẽ được phía Việt Nam triển khai ngay để tăng xuất khẩu hơn 9 loại rau củ quả so với hiện nay", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. |
Liên quan đến công tác xuất nhập khẩu hàng hóa trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp (nCoV), tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cũng cho biết, dịch nCoV có tác động tiêu cực đặc biệt đến lĩnh vực thương mại, ảnh hưởng đến công tác xuất nhập khẩu đối với nhiều thị trường, trong đó đặc biệt là đối với thị trường Trung Quốc.
Thực tế thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ và các thị trường khác có tăng cao, nhưng phần lớn nguyên vật liệu dệt may của Việt Nam vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Chính vì thế, dịch nCoV tác động đến rất nhiều mặt, cả trực tiếp và gián tiếp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, thương mại biên giới và thậm chí kể cả tiêu dùng nội địa.
Đứng trước tình hình này, Bộ Công Thương đã kịp thời đưa ra các Chỉ thị từ ngày 31/1 về việc tăng cường các giải pháp để đối phó với dịch bệnh, trong đó giao nhiệm vụ rất cụ thể, kể cả trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu thị trường nội địa và tất cả những mặt có liên quan đến ngành Công Thương.
Riêng đối với vấn đề tiêu thụ nông sản, Việt Nam hiện nay còn phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Trung Quốc, chính vì thế nên khi có biến động khách quan hay chủ quan, nhất trong thời điểm này sẽ đến tác động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu.
Chính vì thế, ngay trong ngày hôm nay Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Công văn số 808 chỉ đạo cho phép việc xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa qua biên giới. Chỉ thị nêu rõ, tiếp tục thực hiện theo quy định công tác phòng, chống dịch nhưng không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Biện pháp cương quyết này của Chính phủ một mặt nhằm cố gắng để có biện pháp phù hợp trong đối phó với dịch nCoV, nhưng mặt khác giúp cho việc sản xuất kinh doanh, nhất là việc xuất, nhập khẩu đối với các thị trường, đặc biệt là đối với thị trường Trung Quốc.
"Bộ Công Thương xác định về lâu dài đối với sản xuất và tiêu thụ mặt hàng nông sản, Việt Nam cần phải có giải pháp căn cơ trong tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp; sản xuất theo tín hiệu của thị trường và liên kết sản xuất, đẩy mạnh chế biến và tăng cường kết nối với các hệ thống siêu thị và trung tâm phân phối nội địa đang trên đà phát triển để từ đó không quá phụ thuộc vào 1 thị trường", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, hiện nay Bộ Công Thương cũng đã có chỉ đạo các địa phương, các hệ thống siêu thị chủ động kết nối, hỗ trợ tiêu thụ nông sản đang gặp khó khăn về xuất khẩu đưa vào các hệ thống phân phối. Bộ cũng yêu cầu các địa phương, doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối có kế hoạch bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong mọi tình huống.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã đã yêu cầu các hệ thống thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài, tiếp tục phối hợp với các doanh nghiệp với các Bộ, ngành có liên quan để mở rộng thêm các hệ thống tiêu thụ hàng hóa tại các thị trường khác ngoài thị trường Trung Quốc, hi vọng trong thời gian ngắn nhất, việc tiêu thụ hàng hóa nông sản sẽ khả quan hơn./.
Cửa khẩu Hữu Nghị thông quan 4 tiếng, tạm giải quyết ùn ứ nông sản
Từ khóa: tiêu thụ nông sản, dịch nCoV, xuất khẩu nông sản, tiêu thụ nội địa, chế biến sâu
Thể loại: Kinh tế
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN