Tiết lộ về căn cứ quân sự Mỹ bị Iran không kích ở Iraq
Cập nhật: 08/01/2020
Lệnh ngừng bắn ở Lebanon -“tia hy vọng đầu tiên” trong cuộc xung đột Trung Đông? (28/11/2024)
Indonesia lý giải nguyên nhân và chiến lược thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình (28/11/2024)
VOV.VN - Các địa điểm mà Iran không kích Mỹ tại Iraq sáng 8/1 đều là những căn cứ quân sự lớn quan trọng của Washington ở Trung Đông.
Sáng 8/1, Iran đã phóng nhiều tên lửa vào 2 căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq giữa bối cảnh căng thẳng Washington - Tehran không ngừng leo thang sau cái chết của Tướng Soleimani.
Các tên lửa này nhắm vào 2 căn cứ là căn cứ không quân Ain al-Assad ở tỉnh Anbar và một cơ sở của Mỹ ở Erbil, Iraq.
Lực lượng an ninh Iraq tại căn cứ không quân Ain al-Asad thuộc tỉnh Anbar, Iraq. Ảnh: Reuters |
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo của Iran cho biết Tehran đã tiến hành chiến dịch này nhằm "trả thù" cho việc Mỹ không kích giết chết Chỉ huy Lực lượng tinh nhuệ Quds của nước này.
Theo Hãng thông tấn Fars của Iran, các tên lửa Fateh-313 đã tấn công vào căn cứ không quân Ain al-Asad của Mỹ, nằm cách thủ đô Baghdad 233 km về phía tây.
Tên lửa không đối không Fateh-313 là vũ khí từng được triển khai vào tháng 8/2015 và có tầm bắn là 500 km. Theo Bộ chỉ huy Trung tâm Mỹ ở khu vực Trung Đông, trong số 15 tên lửa phóng đi của Iran, 10 tên lửa tấn công vào căn cứ Asad ở tỉnh Anbar, một tên lửa rơi ở một địa điểm gần sân bay Erbil và 4 tên lửa bắn trượt.
Ain al-Asad là căn cứ không quân lớn thứ hai của Mỹ ở Iraq được thành lập trong suốt cuộc chiến tranh Iraq từ năm 2003 - 2011. Tổng thống Trump từng đến thăm căn cứ này dịp Giáng sinh năm 2018 - chuyến thăm đầu tiên của ông Trump tới một khu vực xung đột kể từ khi nhậm chức vào tháng 1/2017.
Năm 2016, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng từng tấn công căn cứ này. Chỉ vừa tháng trước, 5 tên lửa đã rơi xuống căn cứ không quân của Mỹ song không ghi nhận trường hợp thương vong nào.
Ngoài các lực lượng của Mỹ và Iraq, căn cứ không quân Ain al-Asad còn bao gồm cả các đối tác trong liên quân do Mỹ dẫn đầu như Đan Mạch.
Ngày 8/1, Copenhagen cho biết không có binh lính nào bị thương hay thiệt mạng trong cuộc không kích tên lửa vào căn cứ không quân này của Iran. Đan Mạch có khoảng 130 binh lính tại căn cứ này trong liên quân quốc tế chống IS.
Căn cứ thứ hai của Mỹ bị Iran nhằm tới là tại Erbil, gần với một sân bay thuộc khu vực bán tự trị của người Kurd. Vào thời kỳ cao điểm, có khoảng 150.000 binh lính Mỹ đồn trú tại Iraq song hầu hết lực lượng này đã rời đi vào năm 2011.
Năm 2016, trong các cuộc tiến công chống IS, số lượng binh lính Mỹ đã tăng lên 5.000 với 1.000 quân bổ sung thêm tại Syria, nâng con số này lên 6.000 quân vào tháng 10/2019.
Sau các cuộc biểu tình quanh Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad dịp Năm mới, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu triển khai ngay lập tức 750 quân tới Iraq để đảm bảo an ninh ở khu tổ hợp ngoại giao này.
Trong những ngày gần đây, 3.000 quân Mỹ đã được bổ sung tới Trung Đông song vẫn chưa rõ có bao nhiêu binh lính sẽ được cử trực tiếp tới Iraq./.Từ khóa: căn cứ quân sự Mỹ, Iran không kích Mỹ, chiến tranh Mỹ Iran, khủng hoảng Trung Đông, tấn công tên lửa
Thể loại: Thế giới
Tác giả:
Nguồn tin: VOVVN