Tiết lộ về "cá mập" Akula - tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới
Cập nhật: 24/09/2024
Điểm dân cư biên giới - Cột mốc sống bảo vệ chủ quyền
Bế mạc Diễn tập song phương Việt Nam - Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc 2024
VOV.VN - Ngày 23/9/1980, tàu ngầm hạt nhân lớp Akula thuộc Dự án 941 đã đi vào hoạt động từ cảng Severodvinsk của Nga. Các tàu ngầm này là những tàu ngầm lớn nhất thế giới về trọng tải (23.200 tấn khi nổi và 48.000 tấn khi lặn).
Tàu Akula được thiết kế như một "kỳ phùng địch thủ" với tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ, được trang bị 20 tên lửa đạn đạo R-39. Những tên lửa này, không chỉ có tàm bắn xa hơn và tải trọng lớn hơn tên lửa Trident-1 được tàu ngầm lớp Ohio mang theo mà cũng lớn hơn và nặng hơn nhiều so với tên lửa Trident, nên cần một tàu sân bay lớn hơn.
Dài gần 173 mét và rộng 23,3 mét, tàu ngầm Akula bao gồm 5 khoang có thể ở được, mỗi khoang được bọc trong lớp vỏ ngoài của riêng nó (tất cả đều nằm trong vỏ ngoài chính của tàu) - một cấu tạo đảm bảo khả năng sống sót của tàu ngầm. Ngoài 20 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm R-39 (mỗi tên lửa mang theo tối đa 10 đầu đạn nhiệt hạch MIRV), tàu còn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm có khả năng phóng ngư lôi và tên lửa chống tàu ngầm.
Thiết kế của Akula cho phép tàu ngầm xuyên qua lớp băng dày tới 2,5 mét trong khi nổi lên mà không bị hư hại. Kích thước và khối lượng của tên lửa R-39 (dài 16 mét và nặng 84 tấn mỗi tên lửa) đã thúc đẩy việc chế tạo các cần cẩu đặc biệt có khả năng nâng những vũ khí này lên và đưa chúng lên tàu ngầm.
Tàu vận tải đặc biệt Alexander Brykin được trang bị cần cẩu tải được 125 tấn. Con tàu này có thể nạp lại tên lửa cho Akula ngay trên biển, trong trường hợp chiến tranh hạt nhân nổ ra khi các cơ sở nạp tên lửa tại cảng có khả năng bị phá hủy rất cao.
Từ khóa: tàu ngầm, tàu ngầm hạt nhân, tàu ngầm akula, tàu ngầm nga, tàu ngầm lớn nhất thế giới
Thể loại: An ninh - Quốc phòng
Tác giả: kiều anh/vov.vn (biên dịch)
Nguồn tin: VOVVN