Tiêm kích đa nhiệm Dassault Rafale không chỉ có khả năng tiêu diệt máy bay đối phương mà còn có thể tham gia trinh sát, hỗ trợ binh sĩ bộ binh, tấn công tàu chiến và tham gia các chiến dịch răn đe hạt nhân.
Tiêm kích đa nhiệm Dassault Rafale được chế tạo với nhiều phiên bản khác nhau, trong đó có một phiên bản dành cho lực lượng Hải quân Pháp, giúp Dassault Rafale có thể cất và hạ cánh xuống tàu sân bay.
Trên ảnh là tiêm kích đa nhiệm Dassault Rafale cất cánh từ tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp.
Tiêm kích đa nhiệm Dasault Rafale được trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt Snecma M-88 giúp máy bay có thể đạt tốc độ Mach 1,8 (tương đương 1.912km/h), tầm bay tối đa 3.700km.
Dasault Rafale có chiều dài 15,75m, sải cánh 10,8m, chiều cao 5,34m. Máy bay có trọng lượng hơn 10 tấn và có thể mang theo tối đa 14,5 tấn vũ khí và trang thiết bị.
Để thực hiện nhiều mục tiêu khác nhau, Dasault Rafale được trang bị 1 khẩu súng máy 30mm tự động GIAT 30/M791 cùng các tên lửa không đối không như Magic II MBDA MICA IR hay EM MBDA Meteor.
Ngoài ra, tiêm kích thế hệ thứ 4 này còn được trang bị các tên lửa không đối đất như MBDA Apache, MBDA Storm Shadow/SCALP-EG, AASM-Hammer (SBU-38/54/64), AS-30L và GBU Paveway cùng các tên lửa đối hạm như MBDA AM 39-Exocet.
Để thực hiện khả năng răn đe hạt nhân, tiêm kích Dasault Rafale còn được trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân ASMP-A.
Để hỗ trợ phát hiện và tiêu diệt mục tiêu, Dasaul Rafale dược trang bị radar Thales RBE2-AA AESA, hệ thống tác chiến điện tử Thales SPECTRA, hệ thống tìm kiếm và theo dõi bằng hồng ngoại Thales/SAGEM-OSF cùng hệ thống ngắm Thales Damocles.
Do được "trang bị tận răng" như vậy, tiêm kích Dasault Rafale trở thành "ác mộng" của nhiều loại mục tiêu khác nhau cả ở trên không, trên bộ và trên biển. Đối thủ rất khó có thể thoát khỏi "tầm ngắm" của Dasault Rafale.